Phóng sự | Tổng hợp các phóng sự về các lĩnh vực cuộc sống Chuyên mục phóng sự Tin tức video phóng sự về đời sống chính trị xã hội nóng nhất hiện nay Cập nhật những phóng sự mới trên Tuổi Trẻ Thủ Đô https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/xa-hoi/phong-su Thu, 28 Mar 2024 22:51:19 +0700 https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/nhung-dau-an-tai-hoi-bao-toan-quoc-2024-246253.html Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 span class mb author source TTTĐ span Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam quy mô tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay Đồng thời Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh thành trên cả nước Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề Báo chí Việt Nam Tiên phong đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân với hơn ... Báo chí Việt Nam tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng Bàn về tương lai báo chí... Quảng bá các sản phẩm OCOP thông qua Hội Báo toàn quốc 2024 Ứng dụng công nghệ hiệu quả tại toà soạn báo chí
Từ trái qua: Trưởng Ban Tuyên giáo TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - Tổng biên tập báo Nhân dân Lê Quốc Minh cùng tham quan khu vực trưng bày của các báo, đài
Từ trái qua: Trưởng Ban Tuyên giáo TP HCM Phan Nguyễn Như Khuê; Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên; Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - Tổng biên tập báo Nhân dân Lê Quốc Minh cùng tham quan khu vực trưng bày của các báo, đài
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham quan hội báo
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham quan hội báo
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh trống khai hội
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh trống khai mạc Hội Báo toàn quốc 2024
Đồng chí Lê Quốc Minh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập báo Nhân dân phát biểu khai mạc
Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc
Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội tham quan tại gian hàng Hội Nhà báo TP Hà Nội
Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội tham quan tại gian hàng Hội Nhà báo TP Hà Nội
hó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú tham quan Hội Báo
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú tham quan Hội Báo
Các đại biểu tham quan các gian hàng báo
Các đại biểu tham quan các gian hàng báo
Hội Nhà báo TP Hà Nội giành nhiều giải thưởng tại Hội Báo toàn quốc 2024 như Giải B tại hạng mục "Gian hàng trưng bày xuất sắc" và giải B tại mục “Chương trình truyền hình Tết ấn tượng” với tác phẩm “Tạp kỹ: Nhớ Tết xưa”,…
Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng tham quan gian hàng Hội Nhà báo Hà Nội
Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng tham quan gian hàng Hội Nhà báo TP Hà Nội
Trong khuôn khổ Hội báo toàn quốc năm 2024 còn có Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024, gồm 12 phiên họp: 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề xoay quanh các vấn đề nóng mà báo chí đang rất quan tâm
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2024 còn có Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024, gồm 12 phiên họp: 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề xoay quanh các vấn đề nóng mà báo chí đang rất quan tâm
Hội Báo toàn quốc 2024 không chỉ quy tụ đông đảo đơn vị báo chí mà còn có sự tham gia đặc biệt của các gian hàng đặc sản vùng miền đến từ 50 tỉnh, thành; mở rộng thêm cơ hội quảng bá thương hiệu, những sản phẩm OCOP trên khắp cả nước thông qua sự hỗ trợ truyền thông của các cơ quan báo chí
Hội Báo toàn quốc 2024 không chỉ quy tụ đông đảo đơn vị báo chí mà còn có sự tham gia đặc biệt của các gian hàng đặc sản vùng miền đến từ 50 tỉnh, thành; mở rộng thêm cơ hội quảng bá thương hiệu, những sản phẩm OCOP trên khắp cả nước thông qua sự hỗ trợ truyền thông của các cơ quan báo chí
Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô tặng báo cho bạn đọc
Phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô tặng báo cho bạn đọc
]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/nhung-dau-an-tai-hoi-bao-toan-quoc-2024-246253.html Nhóm PV Wed, 27 Mar 2024 03:32:00 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/kon-tum-chac-tay-sung-bao-ve-tung-tac-dat-bien-cuong-244664.html Kon Tum Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương TTTĐ Mỗi người dân là một cột mốc sống là lời khẳng định của các cấp ủy chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Cuộc chiến ma túy ở ngã ba Đông Dương Xuân về nơi “trái tim” Đông Dương Kon Tum: Tăng cường ngăn chặn, xử lý buôn lậu qua biên giới
Các cá nhân, tập thể được khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc "tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới" (Ảnh: Trần Nghĩa)

Nhân Ngày hội Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2024), đoàn công tác do Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum chủ trì đã có chuyến thăm, làm việc tại xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum).

"Mỗi người dân là một cột mốc sống"

Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum chọn xã Đăk Nhoong để tổ chức điểm Ngày hội Biên phòng toàn dân, bởi xã có đường biên giới dài 35,636km, tiếp giáp với huyện Đăk Chưng, tỉnh Sê Kông (Lào) với 14 cột mốc chính, 4 cọc dấu phụ.

Dưới lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng nơi biên giới, khẳng định chủ quyền lãnh thổ không thể tách rời, chính quyền địa phương và Nhân dân của xã hân hoan, phấn khởi tựu về trụ sở UBND xã Đăk Nhoong, hòa chung không khí của Ngày hội Biên phòng toàn dân.

Xã Đăk Nhoong có tổng diện tích tự nhiên là 16.560,3ha với 6 thôn với 735 hộ/2.435 khẩu. Trong đó, người dân tộc thiểu số chiếm 89,7% dân số, chủ yếu là dân tộc Gié - Triêng. Trong những năm qua, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhân dân nơi đây vẫn còn rất khó khăn.

Đăk Nhoong là vùng căn cứ cách mạng, Nhân dân trên địa bàn xã có truyền thống yêu nước, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Quần chúng Nhân dân trên địa bàn luôn hưởng ứng tích cực cuộc vận động xóa bỏ các hủ tục, phong tục lạc hậu.

Trong những năm qua, với sự đoàn kết, đồng lòng của chính quyền địa phương và các tầng lớp Nhân dân, xã Đăk Nhoong được các cấp biểu dương trong thực hiện công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

“Mỗi người dân là một cột mốc sống”. Đó là khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và cán bộ, chiến sĩ biên phòng đang ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền của Tổ quốc.

Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, các cấp ủy, chính quyền xã và Đồn Biên phòng Đăk Nhoong thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục để người dân nêu cao cảnh giác, phát huy tinh thần trách nhiệm trong tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Đến nay, Nhân dân đã nắm rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới; về âm mưu thủ đoạn diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Người dân luôn nêu cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, các quy định, Hiệp định, Hiệp nghị, Quy chế về biên giới.

Chính quyền xã cùng Đồn Biên phòng kịp thời đề ra các chủ trương, đối sách xử lý hiệu quả các vụ việc xảy ra liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới.

Các tập thể ký kết phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” (Ảnh: Trần Nghĩa)

Giữ vững an ninh biên giới, chủ quyền Quốc gia

Đại diện lãnh đạo xã Đăk Nhoong cho biết, để làm tốt công tác bảo vệ an ninh biên giới, các thôn và mỗi hộ gia đình không khai thác, tiếp tay cho hoạt động mua bán vận chuyển gỗ; không phát rừng làm nương rẫy trái phép; không tiếp tay, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng các loại pháo nổ.

Bên cạnh đó, các tổ tự quản an ninh phối hợp chặt chẽ với công an xã, cán bộ, chiến sĩ của tổ công tác địa bàn Đồn Biên phòng Đăk Nhoong triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ an toàn tuyệt đối trước, trong, sau các ngày lễ, Tết của Đất nước và các sự kiện lớn của địa phương.

Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum trao tặng nhà Đại Đoàn kết cho 3 hộ dân trên địa bàn xã Đăk Nhoong (Ảnh: Trần Nghĩa)

Cũng theo đại diện lãnh đạo xã Đăk Nhoong, chính quyền địa phương luôn phối hợp chặt chẽ với Đồn Biên phòng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý cán bộ, chiến sĩ, các tổ đội công tác địa bàn trong chấp hành kỷ luật, pháp luật, xây dựng và củng cố mối quan hệ quân - dân và thực hiện nhiệm vụ được giao...

Cùng với đó, địa phương duy trì hiệu quả các mô hình giúp dân phát triển kinh tế; chương trình "Nâng bước em đến trường" và mô hình cán bộ, đảng viên Đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt đảng tại các chi bộ thôn.

Theo đó, trong năm 2023, cấp ủy Đảng, chính quyền xã đã triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân về âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Đồng thời, các đơn vị thường xuyên xây dựng, củng cố lực lượng công an, đội dân phòng và lực lượng dân quân, dự bị động viên, nâng cao chất lượng huấn luyện... Qua kiểm tra, đánh giá, xếp loại của cấp trên đều đạt loại khá, giỏi; công tác đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, giao quân đảm bảo và vượt kế hoạch được giao.

Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã phối hợp Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng thường xuyên duy trì, thực hiện tốt quy chế phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng và xây dựng lực lượng biên phòng, địa phương vững mạnh.

Tuổi trẻ Đăk Nhoong ra sức rèn luyện để chung tay cùng chính quyền địa phương và bộ đội biên phòng giữ vững an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia (Ảnh: Trần Nghĩa)

Theo Đại tá Phạm Cảnh Toàn, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum, thông qua Ngày hội Biên phòng toàn dân, chúng tôi kêu gọi các đơn vị có các mô hình hỗ trợ, hướng về các xã biên giới. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho bà con Nhân dân đảm bảo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng Nông thôn mới.

"Chúng tôi chọn xã Đăk Nhoong làm điểm Ngày hội Biên phòng toàn dân, sau đó sẽ nhân rộng ra 13 xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Trong ngày hội năm 2024, chúng tôi trao tặng những món quà là 3 căn nhà đại đoàn kết cùng các con giống như: Bò, heo, gà... để người dân phát triển sinh kế nhằm động viên, khuyến khích Nhân dân cùng cấp ủy, chính quyền tích cực tham gia phong trào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”, Đại tá Phạm Cảnh Toàn chia sẻ.

Đoàn công tác các cơ quan báo chí do Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum chủ trì, đầu mối đã trao tặng ấn phẩm báo xuân Giáp Thìn 2024 tới Đồn Biên phòng Dục Nông (Ảnh: Trần Nghĩa)

Nhân chuyến công tác tại 2 Đồn biên phòng Dục Nông (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) và Đồn Biên phòng Đăk Nhoong, đoàn công tác của các cơ quan báo chí do Hội Nhà báo tỉnh Kon Tum làm đầu mối đã trao tặng các ấn phẩm báo Xuân Giáp Thìn 2024.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô cũng mang đến ấn phẩm đặc biệt Xuân Giáp Thìn 2024 với nội dung phong phú, trình bày đẹp mắt gửi tặng các cán bộ, chiến sĩ biên phòng của 2 Đồn Biên phòng tại biên giới tỉnh Kon Tum. Ấn phẩm để hiện đầy đủ và sinh động bức tranh toàn cảnh về sự đổi mới, phát triển mọi mặt của đất nước trong năm qua.

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/kon-tum-chac-tay-sung-bao-ve-tung-tac-dat-bien-cuong-244664.html TRẦN NGHĨA Wed, 28 Feb 2024 03:23:02 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/nhung-chuyen-cam-dong-o-diem-cap-can-cuoc-cong-dan-243833.html Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân span class mb author source TTTĐ span Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ cán bộ chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm Hà Nội luôn nỗ lực vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cấp căn cước công dân CCCD gắn chíp theo lộ trình đề ra Đón Tết Giáp Thìn năm nay người dân doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa tiết kiệm thời gian chi Trên 29,2 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp Nhiều tiện ích nổi bật của thẻ căn cước công dân gắn chip và VneID Hơn 7 triệu người dân được cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp Quốc hội "chốt" đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước
Cán bộ, chiến sỹ Đội Cảnh sát QLHC về TTXH Công an quận Bắc Từ Liêm phải rất tập trung, nỗ lực mới lấy được vân tay cho các cụ cao tuổi
Cán bộ, chiến sỹ Đội Cảnh sát QLHC về TTXH Công an quận Bắc Từ Liêm phải rất tập trung, nỗ lực mới lấy được vân tay cho các cụ cao tuổi

Những chiến sĩ tận tụy với nghề

Báo cáo của lãnh đạo Công an quận Bắc Từ Liêm cho thấy, việc triển khai thực hiện Đề án 06 về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" đã được Ban Chỉ đạo (BCĐ) quận triển khai nghiêm túc hiệu quả. Quận đã thành lập 1 BCĐ 06 cấp quận, 13 Ban chỉ đạo 06 cấp phường, 193 tổ công tác 06 tại tổ dân phố.

Công an quận đã hướng dẫn kích hoạt thành công mức 1 và 2 được 165.858 trường hợp, đạt 93%; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư… được đánh giá đứng thứ 3 trên toàn thành phố. Một số mô hình điển hình của quận đã được các đơn vị triển khai áp dụng trên địa bàn thành phố như “Loa tuyên truyền lưu động trên xe đạp” huy động các lực lượng tham gia phối hợp cùng Công an phường như lực lượng bảo vệ dân phố, tổ dân phố, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên….

Qua thời gian triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ và người dân trong thực hiện chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trên môi trường mạng, phục vụ tốt cho các cơ quan, tổ chức và công dân trên địa bàn. Đến nay, quận Bắc Từ Liêm đã triển khai thực hiện 25 dịch vụ công thiết yếu ưu tiên, tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng dịch vụ công quốc gia

Trung tá Nguyễn Thanh Huyền giúp cụ ông khó đi lại, vận động ra làm CCCD
Trung tá Nguyễn Thanh Huyền giúp cụ ông khó đi lại, vận động ra làm CCCD

Để có kết quả trên, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị là sự đóng góp không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm trong đó có những lực lượng chủ công như Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (QLHC về TTXH); lực lượng Cảnh sát khu vực (CSKV) 13 phường trên địa bàn. Các lực lượng này luôn là nòng cốt liên tiếp triển khai nhiều chiến dịch có tính gấp rút, trong thời hạn ngắn liên quan đến xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư, cấp CCCD gắn chíp, xác thực định danh điện tử.

Chúng tôi đến Đội Cảnh sát QLHC về TTXH Công an quận Bắc Từ Liêm trong một ngày cận Tết Giáp Thìn 2024, lúc này nhà nhà, người người đang hối hả chuẩn bị đón Tết thì những cán bộ, chiến sĩ của Đội vẫn cần mẫn, tận tụy hướng dẫn người dân khai báo, đăng nhập dịch vụ công quốc gia; thu thập thông tin dân cư; nhập liệu bổ sung, chỉnh sửa đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống” thông tin dân cư với tinh thần “hết việc chứ không hết giờ”.

Nhìn lại chặng đường đã qua, cán bộ, chiến sĩ của Đội Cảnh sát QLHC về TTXH đã phối hợp cùng các lực lượng bám địa bàn, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp để tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp CCCD gắn chíp; sử dụng ứng dụng định danh điện tử (VNeID) phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Tổ công tác cấp CCCD lưu động của Công an quận Bắc Từ Liêm thu nhận dữ liệu của cụ bà Trần Thị Nga - 106 tuổi, cư trú tại địa bàn phường Phúc Diễn trong ngày 28 Tết Nhâm Dần
Tổ công tác cấp CCCD lưu động của Công an quận Bắc Từ Liêm thu nhận dữ liệu của cụ bà Trần Thị Nga - 106 tuổi, cư trú tại địa bàn phường Phúc Diễn trong ngày 28 Tết Nhâm Dần

Trong những cán bộ đó phải kể tới Đại úy Lưu Giang Thùy thuộc Đội Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an quận Bắc Từ Liêm. Đầu năm 2021, chị Thùy mới sinh con được 3 tháng, đang nghỉ chế độ thai sản nhưng khi chiến dịch cấp CCCD gắn chíp ở giai đoạn cao điểm, chị đã gác việc gia đình để sát cánh cùng đồng đội.

Đại úy Lưu Giang Thùy chia sẻ, trong thời gian cao điểm của “chiến dịch” cả đội phải làm từ sáng đến đêm, cả ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Có đêm làm việc đến 2 - 3 giờ sáng, 6 giờ đã phải dậy làm báo cáo để kịp sáng ra tiếp tục công việc. Nhiều cán bộ, chiến sĩ ăn ở luôn tại đơn vị cả tuần không về nhà, để thực hiện “chiến dịch”.

“Hai vợ chồng cùng phục vụ trong ngành Công an, quê lại ở tỉnh xa nên khá vất vả. Khi mới sinh bé được 3 tháng tuổi, cháu lớn 3 tuổi, hai vợ chồng cùng vào chiến dịch, không có ai ở nhà chăm con được nên chúng tôi phải gửi 2 cháu về quê để bố mẹ ở lại đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Gần một năm thực hiện chiến dịch cấp CCCD, không chỉ cán của bộ đội mà cả những chiến sĩ của đơn vị khác đến tăng cường đều có chung cảm xúc mệt nhưng vui và rất tự hào. Có lẽ trong cuộc đời binh nghiệp thì đây là một trong những “chiến dịch” để đời đối với chúng tôi”, Đại úy Thùy xúc động nói.

Nụ cười luôn nở trên môi của Đại úy Lưu Giang Thùy mặc cho những áp lực, khó khăn trong công việc
Nụ cười luôn nở trên môi của Đại úy Lưu Giang Thùy mặc cho những áp lực, khó khăn trong công việc

Cùng với lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, lực lượng CSKV tại 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm luôn là nòng cốt triển khai thực hiện Đề án 06, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư, cấp CCCD gắn chip, xác thực định danh điện tử… Trong số những chiến sĩ CSKV tận tụy, gần dân, sát dân có Đại úy Nguyễn Đình Chiểu, Công an phường Xuân Tảo là người có nhiều năm đạt danh hiện Chiến sĩ thi đua cơ sở.

Đại úy Chiểu là cảnh sát khu vực đầu tiên của Công an phường hoàn thành mọi chỉ tiêu sớm nhất trong cao điểm 90 ngày đêm triển khai Luật Cư trú, triển khai Đề án 06 của Chính phủ. “Ngoài sự tâm huyết, nêu cao tinh thần trách nhiệm của bản thân thì không thể thiếu sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của các ban, ngành, đoàn thể, đội ngũ cán bộ cơ sở. Có như vậy mới hoàn thành được nhiệm vụ trong các chiến dịch vừa qua”, Đại úy Chiểu chia sẻ.

Đại úy Nguyễn Đình Chiểu xuống khu dân cư tuyên truyền thực hiện Đề án 06 của Chính phủ
Đại úy Nguyễn Đình Chiểu xuống khu dân cư tuyên truyền thực hiện Đề án 06 của Chính phủ

Trắng đêm giúp dân

Tính đến thời điểm hiện tại, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện 3 chiến dịch, 8 đợt cao điểm và 2 giai đoạn thực hiện Mệnh lệnh của Giám đốc Công an TP về triển khai thực hiện 2 dự án của Bộ Công an và Đề án 06 của Chính phủ. Gần đây nhất là đợt cao điểm thi đua đặc biệt 30 ngày đêm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu nhận hồ sơ cấp CCCD cho toàn bộ công dân trên địa bàn diễn ra từ ngày 25/4 đến 25/5/2023. Tính từ tháng 1/2021 đến nay, Công an quận đã cấp CCCD cho 208.602 trường hợp.

Đại úy Nguyễn Đình Chiểu cùng đoàn viên thanh niên đến các hộ dân tuyên truyền thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trong những ngày Tết
Đại úy Nguyễn Đình Chiểu cùng đoàn viên thanh niên đến các hộ dân tuyên truyền thực hiện Đề án 06 của Chính phủ trong những ngày Tết

Không chỉ triển khai thực hiện cấp CCCD tại trụ sở, nhiều tổ công tác cấp CCCD lưu động còn xuống địa bàn khu dân cư, các trường học, trung tâm chăm sóc sức khỏe người già, thu thập thông tin, lập hồ sơ cấp CCCD, để lại nhiều hình ảnh ấn tượng về người chiến sĩ Công an Nhân dân.

Một trong những câu chuyện đó là chiều 28 Tết Nhâm Dần, tổ công tác đến làm các thủ tục cấp CCCD cho cụ bà 106 tuổi ở đường Phú Diễn (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm). Dù cụ lúc nhớ, lúc quên nhưng cán bộ trong tổ vẫn kiên trì lăn tay, chụp ảnh cấp căn cước, đảm bảo quyền lợi công dân của cụ. Hay việc thu nhận thành công gần 50 hồ sơ của các cụ đang được chăm sóc trong Trung tâm Chăm sóc người cao tuổi Nhân Ái với nhiều ý nghĩa nhân văn của Công an quận Bắc Từ Liêm.

Nhớ lại những lần đi cấp CCCD, Trung tá Nguyễn Thanh Huyền, Đội phó Đội Cảnh sát QLHC về TTXH cho hay, gian nan nhất là đoạn lấy vân tay và chụp ảnh cho các cụ. Các cụ đều đã già yếu, dấu vân tay mòn vẹt, tâm trí thì nhớ nhớ, quên quên khiến các thành viên của tổ công tác rất vất vả. “Có cụ từ đầu đến cuối chỉ gãi, cán bộ một mặt lấy vân tay, mặt khác phải cử người giữ tay còn lại để cụ… không gãi”, Trung tá Huyền chia sẻ.

Cũng theo Đội phó Đội Cảnh sát QLHC về TTXH, thực hiện chỉ tiêu Công an TP giao về cấp CCCD gắn chíp cho tất cả công dân có hộ khẩu thường trú và tạm trú trên địa bàn, toàn Đội đều được điều đi cấp CCCD lưu động.

“Trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh, tổ công tác lưu động và công an các phường tranh thủ thời gian làm việc không nghỉ, hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD, kể cả các trường hợp khó, đảm bảo quyền lợi của công dân”, Trung tá Huyền thông tin.

Thiếu tá Nguyễn Thanh Hoa, cán bộ Đội Cảnh sát QLHC và TTXH Công an quận Bắc Từ Liêm ân cần lăn tay, thu thập thông tin cấp căn cước công dân
Thiếu tá Nguyễn Thanh Hoa, cán bộ Đội Cảnh sát QLHC và TTXH Công an quận Bắc Từ Liêm ân cần lăn tay, thu thập thông tin cấp căn cước công dân

Trung tá Nguyễn Thị Kim Thúy, Đội trưởng Đội Cảnh sát QLHC về TTXH Công an quận Bắc Từ Liêm, cho biết: Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, lực lượng CSKV, cán bộ tổ dân phố trên địa bàn ngày đêm cùng hỗ trợ thì cán bộ, chiến sĩ trong đội mới hoàn thành được khối công việc “khổng lồ” trong thời gian gấp rút như vậy.

Khi thực hiện định danh điện tử phải huy động lực lượng có trình độ về công nghệ thông tin hỗ trợ người dân, các đồng chí lãnh đạo UBND quận, Chỉ huy Công an quận đã huy động rất nhiều sinh viên tại các trường Học viện Cảnh sát, Đại học Tài nguyên, Đại học Công nghiệp, đoàn viên, thanh niên có khả năng hỗ trợ…

Một số phường còn nhiều khó khăn trong việc triển khai đề án như Tây Tựu, Liên Mạc có đa số người dân trồng hoa, rau màu cả ngày ở ngoài cánh đồng, 3-4 giờ sáng lại chạy chợ, chỉ tối mới có ở nhà…; trình độ dân trí, hiểu biết công nghệ thông tin còn hạn chế. Do vậy các đồng chí Trưởng, Phó Công an quận đã trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo, qua đó kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Lãnh đạo Công an quận còn vận động các mạnh thường quân mua sim chính chủ ủng hộ người dân để kích hoạt CCCD gắn chíp…

“Phạm vi triển khai Đề án 06 trong giai đoạn tới rất lớn, một mình cơ quan công an thì không thể thực hiện hết được, cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của các cấp, ngành, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền triển khai thực hiện Đề án 06 cần được đẩy mạnh hơn nữa, qua đó giúp người dân hiểu những lợi ích của đề án mang lại, thực hiện theo”, Trung tá Nguyễn Thị Kim Thúy nói.

Từ những nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều cán bộ, chiến sĩ của Đội Cảnh sát QLHC về TTXH Công an quận Bắc Từ Liêm đã được UBND thành phố, Bộ Công an khen thưởng như: Trung tá, Đội trưởng Nguyễn Thị Kim Thúy được tặng Bằng khen của Bộ Công an; Trung tá, Đội phó Nguyễn Thanh Huyền và Đại úy Nguyễn Huy Đức được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Đại úy Lưu Giang Thùy đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua... Tập thể Đội Cảnh sát QLHC về TTXH Công an quận nhiều năm liền đạt danh hiệu Đơn vị quyết thắng.
]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/nhung-chuyen-cam-dong-o-diem-cap-can-cuoc-cong-dan-243833.html Vinh Quang - Thành Long Fri, 09 Feb 2024 03:00:25 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/thang-tram-lang-duc-dong-tram-tuoi-243378.html Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi TTTĐ Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm rồi chuyển tới làng An Hội Gò Vấp Một thời vàng son đã qua giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu “Bàn tay vàng” làng nghề truyền thống trổ tài gói bánh chưng Công nhận danh hiệu 14 làng nghề Làng hương trăm tuổi xứ Huế

Thờ tổ tiên, ông bà vốn được biết đến là phong tục truyền thống của người Việt bao đời nay. Đứng trước bàn thờ tổ tiên, thẳm sâu trong tâm thức con người ai ai cũng hướng về cội nguồn với lòng biết ơn, thành kính...

Tại không gian thờ cúng, lư hương đồng luôn được đặt vị trí nghiêm trang nhất. Và từ khoảng 200 năm trước, đã có những nơi trên mảnh đất Sài Gòn - Gia Định với những tiếng gõ leng keng, tiếng máy khò lửa và ánh sáng từ lò nung đỏ rực đêm ngày để cho ra đời những chiếc lư đồng tinh xảo, trứ danh.

Vàng son đã qua, tiếp nối và giữ nghiệp đúc đồng đến ngày nay chỉ còn làng lư đồng An Hội (quận Gò Vấp), với vỏn vẹn 4 hộ gia đình.

Thà chịu khổ chứ không buông bỏ

Chú Trần Minh Toàn, chủ cơ sở đúc đồng Năm Toàn chia sẻ, từ năm 12 tuổi, chú đã bắt đầu học nghề này từ cha mình, đến nay cũng đã ngót nghét qua hơn 5 thập kỷ vui buồn với nghề.

Chú Toàn bắt đầu câu chuyện về làng nghề của mình từ một thời vàng son, cái thời trước giải phóng (năm 1975) khi hàng chục hộ và hàng trăm nghệ nhân cùng nhau làm. Người này truyền cho người kia, ai ai cũng theo nghề với niềm vui phơi phới. Ấy vậy mà theo nỗi buồn của thời gian, sự thăng trầm của biết bao đổi thay, từ con số mấy chục, giờ chỉ vỏn vẹn còn 4 cơ sở tồn tại với nghề này.

Chú Toàn ngậm ngùi cho biết, thực tế để làm xưởng sản xuất lư đồng thì cần một diện tích rất lớn. Giá đất ở đây lại tăng cao, cộng thêm việc nhiều lớp trẻ không theo nghề truyền thống của gia đình, lớp nghệ nhân cũ thì tuổi đã cao nên cứ thế bỏ và ra đi…

Chú Năm Toàn cẩn thận kiểm tra từng bộ phận của lư đồng
Chú Năm Toàn cẩn thận kiểm tra từng bộ phận của lư đồng

Chú Toàn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn như vậy. Bán mảnh đất đang làm xưởng để thu về một khoản vốn lớn, đủ làm nhiều công việc khác, đỡ cực nhọc sáng tối, chẳng cần phải cặm cụi kì công tạo ra từng chiếc lư đồng bằng chính đôi bàn tay của mình đã chai sần, đen đúa.

Nhưng làm sao người nghệ nhân có thể quay lưng với cái nghề đã được học, được sống với nó từ khi còn tấm bé, đến khi đã qua hơn nửa đời người vẫn còn nặng tình đến thế?

Đối với chú Toàn, nghề đúc lư đồng dường như đã ngấm vào máu thịt, là tâm huyết được trao truyền qua bao thế hệ, không thể nói bỏ là bỏ được. Chẳng thế mà, hiện tại người con trai cả của chú cũng đang nối nghiệp gia đình, vẫn miệt mài trong xưởng ngày đêm.

Tiếp nối dòng cảm xúc tự hào, cô Năm (vợ chú Toàn), cũng là “con nhà nòi” khi bên nhà ngoại cô cũng theo nghề đúc đồng này từ xưa. Từ ngày nên vợ nên chồng, cô cùng chú trực tiếp xuống xưởng tham gia vào mọi công đoạn, lúc hưng thịnh hay buổi khó khăn đều giữ những bàn tay vun đắp.

Cô Năm Toàn đang thực hiện công đoạn làm khuôn
Cô Năm Toàn đang thực hiện công đoạn làm khuôn

Cô Năm kể, xưởng cô chú đón tiếp nhiều các bạn trẻ, rồi các đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm. Họ rất tò mò và thích thú các công đoạn để tạo nên một chiếc lư đồng hoàn chỉnh. Điều đó cho thấy vẫn còn rất nhiều người quan tâm và dành tình yêu đặc biệt cho các làng nghề thủ công truyền thống.

“Trời nắng phơi khuôn còn chóng xong, chứ trời mưa có khi đợi cả 4, 5 ngày mới được, nếu không nó bị trũng là phải làm lại từ đầu đó”, cô Năm chia sẻ về một trong những cái khó để cho ra lò chiếc lư đồng hoàn chỉnh.

Vào dịp Tết, các lò đúc đồng An Hội trở nên nhộn nhịp hơn để tất bật chuẩn bị cho những bộ lư mới ra lò, sau đó sẽ được đưa ra các đại lý ở Chợ Lớn để đi khắp các tỉnh Nam Bộ.

Khác biệt bởi cái tâm, cái hồn

Ngày về làm dâu ở làng lư đồng An Hội, cô Phạm Thị Liên (63 tuổi, chủ lò lư Ba Cồ) đã có cơ hội hiểu thêm nghề bên nhà chồng. Năm 29 tuổi, cô và “ông xã” chính thức được truyền nghề từ ba chồng, cùng niềm hy vọng về sự nối nghiệp, phát huy truyền thống làng nghề nói chung và của gia đình nói riêng.

Nhờ thế mà lò nung của cơ sở Ba Cồ vẫn luôn hôi hổi lửa để cho ra những chiếc lư đồng thủ công đặc sắc, tinh xảo. Cho đến khi biến cố xảy ra, chồng cô Liên mất. Cô vẫn không từ bỏ mà tiếp tục cùng 2 con trai duy trì hoạt động của cơ sở. Hay nói đúng hơn, sự nối nghiệp của 2 người con trai là động lực lớn để cô tiếp tục theo nghề này.

Cô Liên chia sẻ, đặc thù của ngành nghề thủ công phải kể đến những nghệ nhân - những người phải gắn bó rất lâu và là những tay thợ lành nghề với hàng chục năm kinh nghiệm.

Để chạm khắc hoa văn trên lư đồng cần những đôi bàn tay khéo léo, tỉ mẩn của người thợ
Để chạm khắc hoa văn trên lư đồng cần những đôi bàn tay khéo léo, tỉ mẩn của người thợ

Với sự phát triển của công nghiệp, máy móc hiện đại, làng nghề truyền thống đúc lư đồng có phần “lép vế” về tốc độ thành phẩm. Các lò lư truyền thống thường mất đến gần 1 tháng mới hoàn thành được đợt lư đồng mới, trong khi các cơ sở công nghiệp chỉ mất thời gian khoảng vài ngày là có một lô sản phẩm.

Sản phẩm lư đồng thành phẩm của cơ sở Ba Cồ
Sản phẩm lư đồng thành phẩm của cơ sở Ba Cồ

Tuy nhiên, làng nghề truyền thống nào cũng thế, cũng đều mang trong mình những giá trị riêng biệt mà không một máy móc nào có thể thay thế được. Đó là với mỗi bộ lư đồng truyền thống đều được bàn tay của những người thợ thổi hồn vào cùng cái tâm mà họ trao tặng, để mỗi một sản phẩm mang trong mình sự độc nhất, sự trân quý biết bao.

Gìn giữ giá trị truyền thống

Một trong những nghệ nhân có tiếng nhất làng lư đồng An Hội là Hai Thắng. Nay ông tuổi cũng đã cao nên cũng đành rời bỏ cái nghề máu thịt này. Chưa kể đến những khó khăn vì cạnh tranh gay gắt của lư đồng công nghiệp, giá đồng nguyên liệu tăng cao, việc sản xuất thu lại không được bao nhiêu. Đỉnh điểm khó khăn phải kể đến thời kì dịch COVID-19 khiến nhiều hộ không trụ được, đành phải bỏ nghề kiếm việc khác mưu sinh…

Các thợ của cơ sở lư đồng Sáu Bảnh đang gấp rút chuẩn bị cho kịp đơn hàng giao trước Tết. Trong nhóm hộ làm lư, gia đình ông Hai Thắng, Sáu Bảnh và Út Kiển là anh em ruột, những người còn lại đều là bà con họ hàng
Các thợ của cơ sở lư đồng Sáu Bảnh đang gấp rút chuẩn bị cho kịp đơn hàng giao trước Tết. Trong nhóm hộ làm lư, gia đình ông Hai Thắng, Sáu Bảnh và Út Kiển là anh em ruột, những người còn lại đều là bà con họ hàng

Tuy làng lư đồng An Hội đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, sự mai một cứ thấm dần nhưng vẫn còn đó những cơ sở, con người quyết tâm giữ lửa, truyền nghề cho con cháu. Sức mạnh ấy cũng bền bỉ như người nghệ nhân đang rèn giũa, tinh chỉnh từng chi tiết trên những lư đồng mỗi ngày.

Bên cạnh đó, sự đồng hành và hỗ trợ từ chính quyền địa phương cũng là động lực lớn để làng nghề An Hội tiếp tục được duy trì và phát huy.

Giữa năm 2022, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng (nay là Thứ trưởng Bộ Công Thương) cùng lãnh đạo Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, UBND quận Gò Vấp đã khảo sát tour "Gò Vấp trăm năm tìm lại dấu xưa" do Công ty TST Tourist tổ chức, trong đó, làng nghề truyền thống đúc lư đồng An Hội là một trong những địa chỉ được chọn làm điểm tham quan, du lịch.

Bà Phan Thị Thắng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo Sở Du lịch TP, UBND quận Gò Vấp tham quan cơ sở lư đồng Năm Toàn
Bà Phan Thị Thắng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo Sở Du lịch TP, UBND quận Gò Vấp tham quan cơ sở lư đồng Năm Toàn (Ảnh: TL)

Theo bà Đào Thị My Thư, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp: “Làng nghề đúc lư đồng An Hội ở đây có truyền thống và danh tiếng trên 100 năm. Cũng như các làng nghề khác, làng nghề An Hội cần được giữ gìn để góp phần lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của người Sài Gòn xưa”.

Dù thời hoàng kim đã qua nhưng làng đúc lư đồng An Hội vẫn còn đó những con người yêu nghề, luôn hướng về tổ tiên với tấm lòng thành kính. Để mỗi dịp Tết đến Xuân về, làng lư đồng An Hội lại rực rỡ với lửa hồng và những giọt mồ hôi, những nụ cười hạnh phúc.

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/thang-tram-lang-duc-dong-tram-tuoi-243378.html Nguyễn Trang Fri, 02 Feb 2024 01:00:00 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/thuc-trang-chon-an-choi-bac-nhat-tp-ho-chi-minh-241025.html Thực trạng chốn ăn chơi bậc nhất TP Hồ Chí Minh TTTĐ Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất Sài thành nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng bar pub lounge karaoke tại Quận 1 TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập Thậm chí nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như muỗi đốt inox Công an TP Hồ Chí Minh ra quân trấn áp tội phạm dịp Tết Loạt công trình không phép tại phường Thảo Điền: Trách nhiệm về ai? Công ty Bệnh viện Xuyên Á bị xử phạt vì xây dựng sai phép Buộc phá dỡ công trình vi phạm của Công ty Dược Bảo Long

Thực trạng "đau đầu"

Trước đó, ngày 16/11/2023, Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với UBND Quận 1 về giám sát công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường, quán bar và các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa giải trí khác trên địa bàn Quận 1. Trong đó, vấn đề nhiều cơ sở kinh doanh karaoke bị xử phạt nhưng không chấp hành quyết định mà xin giấy phép kinh doanh mới, thay đổi người đại diện pháp luật dù cùng một địa chỉ kinh doanh đã được nêu ra.

Đồng thời, trên địa bàn có tình trạng một số cơ sở đăng ký kinh doanh ngành nghề nhà hàng nhưng lại hoạt động kiểu quán bar, beer club, lounge, hoạt động quá giờ quy định, không đảm bảo phòng cháy chữa cháy.

Ngoài ra, dù một số nhà hàng karaoke không phép dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm, cơ sở xông hơi xoa bóp để xảy ra tình trạng khiêu dâm... nhưng chỉ có thể xử lý hành chính bởi pháp luật chưa có quy định chế tài buộc đình chỉ hoặc tước giấy phép kinh doanh.

Phó Bùi Viện (Ảnh: TL)
Phố Bùi Viện (Ảnh: TL)

Liên quan một số thực trạng trên và công tác quản lý sau kiểm tra, mới đây, phản hồi báo Tuổi trẻ Thủ đô, UBND Quận 1 cho biết, hiện nay trên địa bàn quận có khoảng 119 cơ sở hoạt động kinh doanh theo mô hình quán bar, vũ trường, pub, lounge... Các cơ sở này có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với mã ngành nghề hoạt động chính là nhà hàng ăn uống, được phân loại theo từng lĩnh vực.

Cụ thể, nhà hàng hoạt động mô hình “quầy bar”, tiềm ẩn tệ nạn xã hội có 92 cơ sở; nhà hàng hoạt động mô hình “beerclub, lounge” gây mất an ninh trật tự, tiềm ẩn tệ nạn xã hội 27 cơ sở; vũ trường không có cơ sở nào.

Tính đến nay, đội kiểm tra liên ngành Văn hóa - Xã hội Quận 1 thực hiện kiểm tra đối với tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn. Qua đó, đội kiểm tra 263 lượt, đề xuất ban hành 188 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 2,6 tỷ đồng.

Đặc biệt, Quận 1 đã thực hiện kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm tại các cơ sở hoạt động kinh doanh theo mô hình quán bar, lounge tại đường Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão.

Cụ thể, kết quả xử lý: Quán Hideaway Bar & Lounge, tại địa chỉ 226 - 228 Đề Thám (hợp khối với 40/15 - 17 Bùi Viện) đã nhận Quyết định xử phạt số 638/QĐ-XPHC ngày 11/12/2023 về không xây dựng bảng lương, bị phạt 15 triệu đồng.

Quán bar HIDEAWAY
Quán bar Hideaway

Tiếp đến, nhà hàng Lacasa tại địa chỉ 40/1 - 3 - 5 Bùi Viện bị xử phạt số tiền 72 triệu đồng vào tháng 7 năm nay với các lỗi: Tổ chức vui chơi quá giờ; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc và kinh doanh hóa chất mà không có giấy phép (9 bình hút không rõ nguồn gốc). Đồng thời, ngày 15/11 vừa qua, nhà hàng này tiếp tục bị xử phạt 2 triệu đồng với vi phạm sử dụng người chưa có chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy.

Nhà hàng Lacasa
Nhà hàng Lacasa từng bị xử phạt 2 lần

Một nhà hàng khác có tên Sahara Restaurant tại địa chỉ 111 - 113 - 115 Bùi Viện cũng nhận “án phạt” vào tháng 8 năm nay. Theo đó, nhà hàng này bị phạt 25 triệu đồng do không thông báo cơ quan thẩm quyền về hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Đến ngày 21/11 vừa qua, nơi này tiếp tục nhận án phạt 15 triệu đồng do không đăng ký nội quy lao động và sử dụng người lao động mà không ký hợp đồng lao động.

Sahara Restaurant rất nhộn nhịp khách
Sahara Restaurant rất nhộn nhịp khách

Cũng trong danh sách bị xử phạt, nhà hàng Lost In Saigon (địa chỉ 58 - 60 - 62 Bùi Viện) đã nhận mức phạt 7 triệu đồng từ tháng 4/2023, với lỗi không giao ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với 2 người.

Lost In SaiGon
Nhà hàng Lost In Saigon

Theo ghi nhận thực tế của phóng viên, hiện nay tại các nhà hàng nêu trên và cả dãy phố Bùi Viện nói chung vẫn rất nhộn nhịp, xập xình nhạc và thu hút đông khách tới chơi mỗi đêm. Dịp Noel cũng như Tết Dương lịch được dự báo sẽ rất đông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tệ nạn xã hội, an ninh trật tự...

Đề xuất xử lý mạnh tay

Cũng theo UBND Quận 1, trong năm 2023, UBND Quận 1 đã ban hành nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo các ngành có liên quan thực hiện công tác tăng cường quản lý, kiểm tra và xử lý đối với các cơ sở kinh doanh, không để phát sinh các điểm phức tạp về tệ nạn ma túy, mại dâm; nâng cao trách nhiệm vai trò của người đứng đầu trong công tác quản lý địa bàn; tăng cường sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt trong công tác kiểm tra, xử lý của các lực lượng kiểm tra.

Đồng thời, trong các dịp cao điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; lễ 30/4 và 1/5, lễ Quốc khánh 2/9 năm 2004, UBND Quận 1 chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác quản lý, kịp thời kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội.

Đối với vấn đề cơ sở kinh doanh karaoke bị xử phạt nhưng không chấp hành quyết định mà xin giấy phép kinh doanh mới, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Lâm đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư siết lại việc cấp phép, không thể để việc cấp phép thay đổi tràn lan gây khó cho các lực lượng kiểm tra.

Ngoài ra, lãnh đạo Quận 1 cũng mong các cơ quan chức năng hỗ trợ, chung tay trong công tác quản lý các hoạt động dịch vụ, đơn cử như việc kiểm soát buôn bán khí N2O (bóng cười)...

Thống nhất ý kiến trên, ông Cao Thanh Bình, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cơ sở nào cố tình xin nhiều giấy phép kinh doanh để gian lận, gian dối thì xử lý triệt để, hiệu quả, không để các cơ sở lợi dụng, dần biến tướng các hoạt động kinh doanh.

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/thuc-trang-chon-an-choi-bac-nhat-tp-ho-chi-minh-241025.html Nhóm PV Sun, 24 Dec 2023 08:21:57 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/tham-nhap-nhung-canh-rung-vung-bien-dang-ngay-dem-ri-mau-240406.html Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm rỉ máu span class mb author source TTTĐ span Quá trình thâm nhập phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai đang ngày đêm rỉ máu Gia Lai: Phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn tại Mang Yang Gia Lai: Phát hiện vụ phá rừng quy mô lớn tại Mang Yang Gia Lai: Chủ đầu tư Thủy điện Ia Glae 2 có nhiều vi phạm Gia Lai: Chủ đầu tư Thủy điện Ia Glae 2 có nhiều vi phạm Gia Lai: Ngăn chặn khai thác cát trái phép lòng hồ Ia Ly Gia Lai: Ngăn chặn khai thác cát trái phép lòng hồ Ia Ly
Những cánh rừng biên giới huyện Chư Prông bị tàn phá không thương tiếc (Ảnh: Trần Nghĩa)

Rừng có chủ như... vô chủ?

Thời gian gần đây, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được thông tin phản ánh của người dân về việc những cánh rừng tại các xã biên giới của huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đang bị tàn phá không thương tiếc.

Để tìm hiểu thực trạng trên, chúng tôi đã di chuyển từ TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) xuống 2 xã Ia Púch và Ia Mơ (huyện Chư Prông) với quãng đường hơn 70km.

Lần theo lời hướng dẫn, chúng tôi đi bộ hàng ki-lô-mét đường rừng nữa mới đến được hiện trường phá rừng.

Những con đường hằn vết xe công nông độ chế dẫn vào rừng sâu tại vùng biên giới (Ảnh: Trần Nghĩa)

Sau một hồi lội bộ dưới nắng nóng tại khu vực xã vùng biên, chúng tôi bắt đầu tiếp cận được hiện trường phá rừng dầu tại xã Ia Púch.

Nhìn bằng mắt thường, từng cây gỗ dầu bị hạ bằng cưa máy, vết cắt rất “ngọt”, gốc cây còn rỉ nhựa, mùi thơm phức.

Hiện trường mà chúng tôi thâm nhập là rừng khoanh nuôi, thuộc lô 1, khoảnh 8, tiểu khu 926, nằm trên địa giới hành chính xã Ia Púch.

Mở rộng hiện trường, chúng tôi không khỏi xót xa bởi rất nhiều cây gỗ dầu bị “lâm tặc” chặt hạ không thương tiếc.

Nhiều cây gỗ dầu ngay sau khi bị cưa hạ được “lâm tặc” xẻ bỏ phần giác bên ngoài, rồi vận chuyển ra khỏi rừng. Tại hiện trường vẫn còn bìa gỗ, phần ngọn cây nằm trơ trọi giữa cánh rừng.

Những gốc cây dầu được cắt hạ bằng cưa máy, vết cắt rất "ngọt", gốc cây còn rỉ nhựa (Ảnh: Trần Nghĩa)

Đáng chú ý, nhiều cây gỗ sau khi bị cắt hạ được bỏ lại tại hiện trường. Lý giải về việc này, nguồn tin của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết: “Gỗ được cắt xuống nhưng không đưa ra khỏi rừng bởi “lâm tặc” chờ khô, rồi lấy cớ vào “thu gom củi” để đường đường chính chính đưa ra khỏi rừng. Thực tế, “củi” đó lại là những cây gỗ có đường kính rất lớn”.

Cứ như thế, bằng hình thức này, rất nhiều cây gỗ dầu ngày đêm bị các đối tượng ngang nhiên khai thác và vận chuyển ra khỏi rừng trước sự bất lực một cách khó hiểu của chủ rừng lẫn cơ quan chức năng.

Tại hiện trường chỉ còn bìa gỗ và ngọn cây (Ảnh: Trần Nghĩa)

“Thánh địa” của "lâm tặc”

Trong quá trình thâm nhập vào những cánh rừng biên giới của hai xã Ia Púch và Ia Mơ của huyện Chư Prông, chúng tôi không khó để bắt gặp các bảng hiệu với khẩu hiệu “nghiêm cấm phá rừng” được đóng nhan nhản trên những thân cây dọc đường đi.

Những khẩu hiệu hô hào đanh thép là vậy, tuy nhiên giữa một khu vực biên giới có sự giám sát nghiêm ngặt đối với người và phương tiện khi ra vào lại là “thánh địa” của “lâm tặc”.

Những cánh rừng biên giới của hai xã Ia Púch, Ia Mơ thuộc huyện Chư Prông đang bị "lâm tặc" biến thành "thánh địa" (Ảnh: Trần Nghĩa)

Trong suốt quá trình tìm hiểu tại những cánh rừng của 2 xã biên giới, chúng tôi ghi nhận rất nhiều xe công nông độ chế, xe tời gỗ của cánh “lâm tặc” nằm chờ do trước đó đang bị “động”.

Dường như có thể thấy, việc phá rừng tại đây lại diễn ra như chốn không người. Giữa cánh rừng, từng lối mòn xe công nông độ chế được mở ra.

Dọc các ngả đường “xương cá” là những cây gỗ bị “lâm tặc” cưa hạ nằm ngổn ngang tại cánh rừng nhưng không hiểu sao đơn vị được giao quản lý bảo vệ rừng không phát hiện để kịp thời ngăn chặn.

Những cánh rừng mà phóng viên thâm nhập thuộc quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Púch (Ảnh: Trần Nghĩa)

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Anh Vũ, Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Púch, khẳng định: “Diện tích rừng (tiểu khu 926 - PV) mà phóng viên cung cấp là do Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Púch quản lý.

Tuy nhiên, thông tin phá rừng như phóng viên nói tôi vẫn chưa nghe. Để tôi cho anh em kiểm tra lại rồi sẽ thông tin cho báo chí.

Hiện tại, Ban Quản lý rừng phòng hộ Ia Púch quản lý gần 16.000ha, nằm trải dài trên các xã Ia Púch, Ia Mơ, Ia Boòng (huyện Chư Prông) và xã Ia Kriêng (huyện Đức Cơ). Với diện tích rừng lớn nhưng lực lượng quá mỏng nên rất khó khăn trong quá trình kiểm tra, phát hiện".

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/tham-nhap-nhung-canh-rung-vung-bien-dang-ngay-dem-ri-mau-240406.html Trần Nghĩa Wed, 13 Dec 2023 10:31:01 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-cuoi-niem-vui-tren-khu-tai-dinh-cu-do-doanh-nghiep-xay-dung-240043.html Bài cuối Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng span class mb author source TTTĐ span Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1 do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng xã Đăk Choong huyện Đăk Glei Kon Tum Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?
Khu tái định cư thủy điện Đăk Mi 1 đang phát huy hiệu quả, mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho 37 hộ dân thôn Kon Năng cũ (Ảnh: Trần Nghĩa)

Trong khi nhiều khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư xây dựng với số tiền lớn nhưng vẫn chưa phát huy hết hiệu quả bởi thiếu sự tính toán thấu đáo. Do vậy, các khu tái định cư này đang trong tình cảnh hoang hóa, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.

Trái ngược với những khu tái định cư còn nhiều bất cập đó, Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1 trên địa bàn huyện Đăk Glei đã mang đến niềm vui, phấn khởi và nhận được sự đồng thuận của người dân khi về sinh sống.

Khu tái định cư thủy điện Đăk Mi 1, thuộc xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) được Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum đầu tư xây dựng từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 29 tỷ đồng trên diện tích 2,8ha.

Nhiều hộ dân đã xây dựng nhà cửa khang trang trên khu tái định cư thủy điện Đăk Mi 1 (Ảnh: Trần Nghĩa)

Khu tái định cư nhằm bố trí, sắp xếp cho những hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, chịu ảnh hưởng trong quá trình Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum triển khai dự án đầu tư xây dựng thủy điện Đăk Mi 1.

Theo đó, 37 hộ dân thôn Kon Năng bị ảnh hưởng bởi dự án đã đồng thuận về Khu tái định cư mới Đăk Mi 1 sinh sống. Mỗi hộ dân khi về đây được cấp đất ở và 135 triệu đồng để xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống. Trong tương lai, nơi đây sẽ phát triển thành khu dân cư tập trung đông đúc.

Các hạng mục hạ tầng được đầu tư đồng bộ theo đúng các tiêu chí về xây dựng Nông thôn mới (Ảnh: Trần Nghĩa)

Trước đó, nhằm ổn định cuộc sống cho 37 hộ dân thôn Kon Năng về nơi ở mới, chủ đầu tư đã tiến hành lựa chọn quỹ đất tại vị trí tương đối bằng phẳng, nằm cạnh tỉnh lộ 673 đi xã Mường Hoong và Ngọc Linh. Vị trí này cũng gần với trường học, Trung tâm Y tế, UBND xã Đăk Choong...

Để tránh ảnh hưởng đến đời sống người dân, Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum đã kịp thời triển khai thi công mặt bằng, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng như: Hệ thống đường giao thông nội bộ, điện, nước, nhà sinh hoạt cộng đồng, sân chơi thể thao, hệ thống thoát nước, khu thu gom, xử lý chất thải khá đồng bộ.

Anh A Neo phấn khởi trên khu tái định cư mới (Ảnh: Trần Nghĩa)

Anh A Neo (38 tuổi) trú tại khu tái định cư thủy điện Đăk Mi 1, vui mừng nói: “Trước kia ở làng cũ đất đai sạt lở nên luôn nơm nớp lo sợ. Khi chủ đầu tư thủy điện về đầu tư xây dựng đã bố trí đất và di dời các hộ dân từ làng cũ lên đây. Cuộc sống của người dân cơ bản ổn định, con cái được đi học đầy đủ nên rất phấn khởi”.

Cùng chung niềm vui đó, anh A Hải cũng được bố trí tái định cư tại dự án này, cho hay: “Từ khi chuyển về khu tái định cư thủy điện sinh sống, gia đình không phải lo lắng đất đai sạt lở nữa. Ở đây được đầu tư nhà cửa, đường sá, điện, nước sạch... nên đời sống của người dân được cải thiện rất nhiều”.

Nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống trên khu tái định cư mới, chủ đầu tư đã xây dựng các hạng mục hạ tầng, trong đó, chú trọng hình thành điểm dân cư theo hướng văn minh kết hợp bản sắc văn hóa truyền thống của Nhân dân trong vùng (Ảnh: Trần Nghĩa)

Nằm trong Khu tái định cư thủy điện Đăk Mi 1 có ngôi nhà rất khang trang của hộ ông Vũ Sỹ Ân.

Ông Ân cho biết: "Khi dự án thủy điện triển khai đã ảnh hưởng đến 37 hộ dân. Do đó, Công ty Cổ phần thủy điện Quang Đức Kon Tum đã đầu tư xây dựng khu tái định cư và di dời 37 hộ dân Kon Năng lên đây sinh sống.

Năm 2021, công ty hỗ trợ đất cùng 135 triệu đồng cho mỗi hộ dân để di chuyển lên khu tái định cư. Gia đình tôi đã bỏ thêm gần 1 tỷ đồng nữa để xây dựng ngôi nhà khang trang hơn. Sau hơn 2 năm chuyển lên khu tái định cư, gia đình đã yên tâm an cư lập nghiệp".

Theo lãnh đạo Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum, Khu tái định cư thủy điện Đăk Mi 1 được triển khai xây dựng theo đúng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới; qua đó thúc đẩy việc hình thành điểm dân cư tập trung, thu hút dân cư đến đây sinh sống tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho cả vùng Đăk Choong.

Việc xây dựng khu tái định cư thủy điện, chủ đầu tư kỳ vọng sẽ từng bước nâng cao dân trí, ổn định cuộc sống cho người dân (Ảnh: Trần Nghĩa)

Đại diện chủ đầu tư dự án Khu tái định cư thủy điện Đăk Mi 1 cho biết, khu tái định cư được bố trí quỹ đất hợp lý, bao gồm đất ở, đất công trình công cộng, đất làm kinh tế vườn. Điều đó đã góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương; thúc đẩy việc sớm hình thành điểm dân cư theo hướng văn minh nhưng vẫn phù hợp với bản sắc văn hóa truyền thống của Nhân dân trong vùng.

Không chỉ vậy, dự án sẽ từng bước nâng cao dân trí, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái.

Ngoài ra, đơn vị còn bố trí khu đất dự trữ với diện tích khoảng 0,66ha (hiện này là khu đất nhà điều hành của chủ đầu tư). Sau khi dự án hoàn thành, chủ đầu tư sẽ bàn giao khu đất dự trữ và tài sản trên đất lại cho địa phương quản lý để bố trí khu dân cư mà không yêu cầu trả kinh phí.

Chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Đình Nguyên, Chủ tịch UBND xã Đăk Choong cho biết: “Sau khi dự án tái định cư thủy điện Đăk Mi 1 hoàn thành, 100% hộ dân thôn Kon Năng đã đồng thuận di dời lên đây sinh sống.

Khu tái định cư được xây dựng đồng bộ, khang trang như: Nhà ở, hệ thống đường bê tông, điện thắp sáng, nước sạch sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng, sân chơi thể thao... giúp người dân ổn định cuộc sống và sản xuất.

Nhiều hộ dân còn xây dựng nhà khang trang hơn so với mức hỗ trợ ban đầu của chủ đầu tư”.

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-cuoi-niem-vui-tren-khu-tai-dinh-cu-do-doanh-nghiep-xay-dung-240043.html Trần Nghĩa Mon, 11 Dec 2023 10:16:52 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/ve-voi-nghia-trang-liet-si-quoc-gia-vi-xuyen-240262.html Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên span class mb author source TTTĐ span Chiều 9 12 tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang Vị Xuyên - Chốn linh thiêng trên miền biên ải phía Bắc Tổ quốc Nghĩa trang Vị Xuyên những ngày tháng 7... Lý Thị Quy trở lại Vị Xuyên với hoạt động ý nghĩa

Vị Xuyên là chiến trường ác liệt nhất, dài nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, diễn ra trong suốt 10 năm (từ năm 1979 đến 1989).

Tại mặt trận Vị Xuyên, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ đã quyết tâm chiến đấu, giành giật với địch từng chiến hào, từng cao điểm với tinh thần quả cảm “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá, bất tử”, quyết tâm chặn đứng quân xâm lược, giữ vững chủ quyền biên với quốc gia.

Cuộc chiến đấu đã giành thắng lợi oanh liệt nhưng tổn thất, hy sinh vô cùng to lớn; hơn 4.000 cán bộ chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, trên 9.000 cán bộ, chiến sĩ bị thương. Hiện còn hàng nghìn hài cốt của cán bộ, chiến sĩ vẫn chưa được tìm thấy và quy tập; còn trên 78.000 héc ta, diện tích ô nhiễm bom mìn, vật nổ.

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/ve-voi-nghia-trang-liet-si-quoc-gia-vi-xuyen-240262.html Nhóm PV Mon, 11 Dec 2023 03:22:55 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-3-nguoi-dan-duoc-ho-tro-tien-xa-giu-lam-tai-dinh-cu-240000.html Bài 3 Người dân được hỗ trợ tiền xã giữ làm tái định cư span class mb author source TTTĐ span Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum đang cần được tháo gỡ Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong
71 hộ dân thôn Đăk Bối được hỗ trợ tiền để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn nhưng đã bị UBND xã Mường Hoong "giữ" lại 568 triệu đồng để làm... tái định cư (Ảnh: Trần Nghĩa)

Người dân được hỗ trợ tiền

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt tại Quyết định 741/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 với tổng mức đầu tư hơn 145 tỷ đồng để xây dựng 4 điểm tái định cư tập trung và 2 điểm tái định cư tại chỗ.

4 điểm tái định cư tập trung, trong đó có khu tái định cư Măng Rao (xã Đăk Pek) được đầu tư xây dựng 16 tỷ đồng nhằm bố trí, sắp xếp cho 64 hộ dân thôn Đăk Đoát bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sạt lở.

Tuy nhiên, dự án đã hoàn thiện gần 10 năm qua nhưng chỉ có 1 hộ dân sinh sống. Còn với khu tái định cư thôn Chung Năng (thị trấn Đăk Glei) thì tréo ngoe thay, dự án được bố trí, triển khai trên một đồi cao nên thường chịu ảnh hưởng của gió lớn.

Cùng với đó, với 2 điểm tái định cư tại chỗ, hộ gia đình nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai, nguy cơ ngập lụt, sạt lở nhưng không còn quỹ đất xây dựng khu tái định cư để di chuyển sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai khác.

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn được UBND huyện Đăk Glei giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDA ĐTXD) huyện làm chủ đầu tư.

Thôn Đăk Bối có 71 hộ được UBND huyện Đăk Glei phê duyệt đủ điều kiện được hỗ trợ tái định cư tại chỗ với số tiền là 710 triệu đồng (10 triệu đồng/hộ gia đình).

Thời điểm đó, người dân thôn Đăk Bối rất bức xúc trước việc làm của các đơn vị liên quan (Ảnh: Trần Nghĩa)

Phản ánh với chúng tôi, các hộ dân tại thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong rất bức xúc khi bị UBND xã “giữ” lại 568 triệu đồng tiền hỗ trợ.

Anh A Đối, trú tại thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong, chia sẻ: Năm 2019, 71 hộ dân tại thôn Đăk Bối được thông báo xuống UBND xã Mường Hoong nhận tiền hỗ trợ cho mỗi hộ là 10 triệu đồng để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai.

Lúc đó, người dân đều rất phấn khởi khi được nhà nước quan tâm, giúp đỡ. Ai cũng mong nhận được số tiền hỗ trợ để mua thêm tấm tôn, miếng gỗ gia cố lại ngôi nhà tạm bợ của mình.

“Khi 71 hộ dân có mặt đầy đủ ở UBND xã thì mỗi hộ chỉ được phát 2 triệu đồng, còn 8 triệu đồng đã bị xã “giữ” lại. Khi các hộ dân thắc mắc thì xã nói lý do “để trả tiền san ủi mặt bằng khu tái định cư”, anh A Đối cho biết.

A Đối cho rằng, nếu có được 10 triệu đồng do nhà nước hỗ trợ, người dân có thể sửa sang được nhà cửa để ngôi nhà được chắc chắn, an toàn hơn khi mùa mưa bão đến. Với số tiền 2 triệu đồng thì không làm được gì cả.

Sau khi người dân yêu cầu xã trả lại tiền thì đến tháng 3/2023, cán bộ dưới xã mới lên họp thôn và phát thêm cho mỗi hộ là 6 triệu đồng.

Khi được hỏi về số tiền 2 triệu được hỗ trợ, A Êm, thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong xác nhận: “Với 2 triệu tiền hỗ trợ thì người dân không đủ mua tôn và thuê người xẻ ván gỗ để sửa sang lại nhà cửa. Hiện nay, số tiền do Nhà nước hỗ trợ để nâng cấp nhà cửa và mua vật dụng phòng chống thiên tai đã được người dân tiêu xài hết”.

Anh A Lăm, Trưởng thôn Đăk Bối, xác nhận: “Trước đây tại UBND xã Mường Hoong có phát tiền hỗ trợ cho 71 hộ dân thôn Đăk Bối với mỗi hộ 2 triệu đồng. Đến tháng 3/2023, xã phát thêm 6 triệu đồng cho người dân; còn 2 triệu thì để mua cây giống cho khu tái định cư mới”.

Trưởng thôn Đăk Bối cho hay, khu tái định cư mới được bố trí cách thôn 400m, do sợ sạt lở nên các hộ dân không dám ra đó ở. Việc này phải nhờ kế hoạch của Nhà nước để sớm san ủi mặt bằng cho các hộ dân. Cũng vì các hộ dân không ra khu tái định cư mới ở nên họ yêu cầu phải trả lại tiền.

“Các hộ dân ý kiến, 10 triệu đồng là số tiền nhà nước hỗ trợ người dân nâng cấp nhà ở và mua vật dụng phòng chống thiên tai, không phải để san ủi mặt bằng tái định cư nên đã yêu cầu xã phải trả lại”, A Lăm cho biết thêm.

giữ tiền hỗ trợ để làm tái định cư?

Quá trình tìm hiểu được biết, ngày 26/12/2022, bà Y Thanh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei đã có báo cáo về kết quả kiểm tra công tác triển khai thực hiện dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện theo Quyết định 741/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 của UBND tỉnh Kon Tum tại thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong.

Đoàn kiểm tra xác định, sau khi phát tiền cho các hộ gia đình thuộc diện hỗ trợ, BQLDA ĐTXD huyện (chủ đầu tư) chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền hạn của chủ đầu tư theo quy định tại Mục e, khoản 2, Điều 168, Luật Xây dựng dẫn tới việc để UBND xã và các hộ dân thụ hưởng sử dụng kinh phí sai mục đích.

Bên cạnh đó, sau khi các hộ dân được nhận tiền hỗ trợ, UBND xã Mường Hoong và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện việc nâng cấp nhà ở và mua vật dụng phòng chống thiên tai của các hộ gia đình được hỗ trợ theo nhiệm vụ được giao.

Ông Lê Bá Thế, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong (nay là Chủ tịch UBND xã Đăk Kroong - PV) được xác định mắc nhiều sai phạm trong việc "giữ" 568 triệu đồng tiền hỗ trợ của người dân thôn Đăk Bối (Ảnh: Trần Nghĩa)

Đặc biệt, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong (ông Lê Bá Thế) và đại diện các ban, ngành thôn Đăk Bối đã thu 568 triệu đồng của 71 hộ để hỗ trợ tiền cây cối, hoa màu cho các hộ dân đã hiến đất làm khu tái định cư và thuê máy san ủi khu tái định cư tập trung khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép là trái quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư xây dựng; không đúng quy hoạch tổng thể bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025 phê duyệt tại Quyết định 882/QĐ-UBND ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh Kon Tum.

Đồng thời, khi BQLDA ĐTXD báo cáo UBND huyện kết quả kiểm tra các khu tái định cư tại chỗ, phòng NN&PTNT và UBND xã Mường Hoong không thực hiện chỉ đạo của UBND huyện để tham mưu đề xuất biện pháp xử lý kịp thời, dẫn đến gây dư luận kéo dài trong Nhân dân.

Cũng theo báo cáo, Giám đốc BQLDA ĐTXD huyện Đăk Glei (ông Nguyễn Văn Hiềng), Chủ tịch UBND xã Mường Hoong (ông Lê Bá Thế) và Trưởng phòng NN&PTNT phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến khuyết điểm. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong Lê Bá Thế phải thu hồi và hoàn trả số tiền 568 triệu đồng đã thu của các hộ dân trước ngày 10/1/2023.

Ông Lê Bá Thế, cho rằng: “Dự án hỗ trợ tái định cư tại chỗ ban đầu được duyệt 68 hộ dân (tương đương 680 triệu đồng) và bà con lấy về làm mặt bằng hết 497 triệu đồng, còn lại 183 triệu thì bà con chia mỗi hộ 2 triệu đồng. Sau này, phê duyệt đợt 2 thêm 3 hộ (30 triệu đồng) bà con cũng lấy về chia nhau”.

“Khu đất đó (khu đất tái định cư) thanh tra không hiểu, thực tế bà con lấy tiền chia nhau nhưng thanh tra lại tưởng thu hồi lại để mua đất nên vừa rồi anh khắc phục cho dân rồi”, Chủ tịch xã Mường Hoong lý giải.

Khi chúng tôi thắc mắc về số tiền 10 triệu huyện Đăk Glei hỗ trợ để nâng cấp nhà ở và mua vật dụng phòng chống tiên tai nhưng lại được sử dụng để san ủi khu đất tái định cư thì ông Lê Bá Thế cho biết: “Phòng NN&PTNT và UBND xã giám sát không đúng mục đích nên để bà con làm mặt bằng, chính vì vậy cá nhân phải khắc phục cái đó”.

Mặc dù mắc nhiều sai phạm xảy ra tại dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn của thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong, ông Lê Bá Thế (lúc đó là Chủ tịch UBND xã Mường Hoong - PV) nhưng đến ngày 13/10, ông Lê Bá Thế lại được Huyện ủy Đăk Glei điều động, luân chuyển về làm Chủ tịch UBND xã Đăk Kroong (huyện Đăk Glei).

(Còn nữa)

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-3-nguoi-dan-duoc-ho-tro-tien-xa-giu-lam-tai-dinh-cu-240000.html Trần Nghĩa Sat, 09 Dec 2023 09:37:00 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-2-di-khong-duoc-o-cung-khong-xong-239969.html Bài 2 Đi không được ở cũng không xong TTTĐ Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân đi không được ở cũng không xong Thậm chí có hộ dân phải bỏ của chạy lấy người Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư
Khu tái định cư thôn Chung Năng thưa thớt người dân sinh sống do vướng nhiều bất cập (Ảnh: Trần Nghĩa)

Đi từ nơi sạt lở, thiên tai...

Theo tìm hiểu, năm 2018, UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei.

Dự án được UBND tỉnh giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDA ĐTXD) huyện Đăk Glei làm chủ đầu tư với tổng số vốn hơn 145 tỷ đồng. Dự án được thực hiện từ năm 2019 với các hạng mục như: Công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình nước sinh hoạt, điện sinh hoạt... Bên cạnh đó, mỗi hộ dân sẽ được hỗ trợ 20 triệu đồng để ổn định cuộc sống.

Khu tái định cư thôn Chung Năng, thuộc thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei) là một phần thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei.

Tuy nhiên, khi người dân chuyển về ở đã xuất hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”.

Khu tái định cư thôn Chung Năng được thi công trên đồi cao so với mặt đường Quốc lộ 14 (Ảnh: Trần Nghĩa)

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, khu tái định cư thôn Chung Năng được bố trí trên một quả đồi cao. Trước đó, chủ đầu tư là BQLDA ĐTXD huyện Đăk Glei đã cho san ủi mặt bằng để có quỹ đất thực hiện dự án.

Dự án được thiết kế theo hình “bậc tam cấp”, khi dự án hoàn thành, đã có nhiều hộ dân về dự án xây dựng nhà, lưng “tựa” vào chân núi. Đây lại chính là “cái bẫy” mỗi khi có mưa lớn, bởi huyện Đăk Glei được đánh giá là địa phương có nguy cơ sạt lở rất cao vào mùa mưa bão.

Mặc dù được chủ đầu tư đầu tư hệ thống nước sinh hoạt, nhưng nhiều khu đất vẫn vắng bóng người dân (Ảnh: Trần Nghĩa)

... đến nơi đồi cao, gió lộng?

Anh A Mơi (33 tuổi) trú tại khu tái định cư thôn Chung Năng, thị trấn Đăk Glei, cho biết: “Gia đình không có đất ở nên trước đây phải ở nhờ đất nhà người khác. Khi dự án tái định cư hoàn thành, huyện Đăk Glei cấp cho một miếng đất ở và hỗ trợ thêm 20 triệu đồng để làm nhà ở”.

Để làm được căn nhà, anh A Mơi phải vay mượn người thân, đi làm thuê để có thêm tiền. Tuy nhiên, cũng như nhiều hộ dân khác, anh A Mơi luôn nơm nớp lo sợ bởi ngôi nhà “tựa lưng” vào đồi cao.

Anh A Mơi, bộc bạch: “Vì không có đất nên gia đình mới phải về sống trên khu tái định cư. Căn nhà mình nằm sát chân núi nên mỗi lần vào mùa mưa thì không thể ngủ được, bởi không biết quả đồi sẽ đổ ập xuống bất cứ lúc nào”.

Hộ anh A Him được Nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng nhưng chỉ xây dựng được vài hạng mục sơ sài rồi đành "bỏ của chạy lấy người" (Ảnh: Trần Nghĩa)

Nằm cạnh nhà của A Mơi là hộ anh A Him, trú tại thôn Chung Năng. Trước đây, anh A Him được Nhà nước cấp đất cùng 20 triệu đồng tiền hỗ trợ để lên khu tái định cư sinh sống. Với số tiền 20 triệu trong tay, anh A Him chỉ xây được mấy bức tường cao khoảng 1m. Cùng với đó là mấy cái cột gỗ, xà gồ và tôn.

Tuy nhiên, do được bố trí đất ở tại vị trí cao nên mấy tấm tôn cũng bị gió thổi bay. Không có tiền để xây dựng tiếp, anh A Him đành “bỏ của chạy lấy người”, trở về nơi cũ sinh sống.

Không có gì đáng giá ngoài căn nhà tôn trống hoác, rộng chừng 15m2, anh A Voi (31 tuổi), trú tại khu tái định cư thôn Chung Năng, cho hay: “Trước đây khi dự án san ủi mặt bằng xong, do không được lu lèn nên nền đất rất yếu, dễ sạt lở. Do đó, không ai dám về ở.

Được mấy năm, khi nền đất ổn định thì các hộ dân mới rải rác lên đây ở. Khi mới về, chính quyền địa phương hỗ trợ cho 20 triệu đồng. Vì gia đình quá khó khăn nên mình chỉ làm tạm căn nhà tôn để cho gia đình sinh sống”.

Các hộ dân chỉ được cấp đất ở, không có đất canh tác nên cuộc sống bấp bênh (Ảnh: Trần Nghĩa)

“Nhà nước chỉ cấp đất ở thôi, còn đất sản xuất thì không có. Để lo cuộc sống của cả gia đình, mình phải đi làm thuê khắp nơi. Lúc thì đi làm cỏ mì, bốc vác, phụ hồ... Mùa này, mình đang đi hái cà phê thuê tại xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi với ngày công rất ít ỏi”, anh A Voi trầm tư.

Vừa nói xong, anh A Voi chỉ về miếng đất nằm ngay cạnh nhà, kể: “Trước đây khi dự án mới hoàn thành, hộ ông A Phiếu lên đây để xây nhà ở. Do nền đất quá yếu nên nhà chỉ mới làm xong đã nứt nẻ rồi sập. Hết tiền đầu tư, ông A Phiếu đành bỏ về nơi cũ sinh sống”.

Nhiều hộ dân được bố trí đất nằm sát chân núi nên luôn nơm nớp lo sợ xảy ra sạt lở đất (Ảnh: Trần Nghĩa)

Cũng theo anh A Voi, dự án tái định cư thôn Chung Năng có rất nhiều bất cập. Vì dự án được làm trên đồi cao nên gió rất mạnh, cứ đêm đến cả gia đình không ai dám ngủ, mấy đứa nhỏ trong nhà cứ giật mình, rồi khóc. Bên cạnh đó, nhiều hộ dân được bố trí, sắp xếp nằm sát với đồi núi cao nên rất dễ xảy ra sạt lở đất.

Liên quan đến những bất cập tại khu tái định cư thôn Chung Năng, ông Trần Cường Thịnh, Chủ tịch UBND thị trấn Đăk Glei, cho biết: “Dự án khu tái định cư thôn Chung Năng được hoàn thiện mấy năm rồi. Tuy nhiên, tôi mới về nhận công tác được 10 ngày nên chưa nắm rõ khu tái định cư này".

(Còn nữa)

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-2-di-khong-duoc-o-cung-khong-xong-239969.html Trần Nghĩa Fri, 08 Dec 2023 11:11:50 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-1-nguoi-dan-chua-the-an-cu-tai-khu-tai-dinh-cu-239252.html Bài 1 Người dân chưa thể an cư tại khu tái định cư strong TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai khó khăn tại huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum không được tính toán thấu đáo dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế gây lãng phí ngân sách Nhà nước strong Kon Tum: Điện gió “nghìn tỷ” bị phạt 170 triệu đồng Kon Tum: Điện gió “nghìn tỷ” bị phạt 170 triệu đồng "Giữ tiền" hỗ trợ, chủ tịch xã luân chuyển làm chủ tịch xã khác Kon Tum: Thanh tra các trạm cân thu mua nông sản Kon Tum: Thanh tra các trạm cân thu mua nông sản "nhiều không"
Khu tái định cư nằm hoang hóa và xuống cấp trầm trọng (Ảnh: Trần Nghĩa)

Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có những khảo sát tại một số dự án khu tái định cư trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Thực tế cho thấy, tại một số dự án tái định cư được đầu tư với số tiền lớn nhưng người dân chưa thể “an cư lạc nghiệp” do nhiều bất cập.

Dự án tái định cư bỏ hoang suốt 10 năm

Huyện Đăk Glei (nằm tại phía Bắc tỉnh Kon Tum) là địa phương có địa hình phức tạp, một bên là vực sâu, một bên là đồi núi cao, địa chất không kết dính cao nên thường xuyên chịu cảnh sạt lở.

Vào thời điểm năm 2009, tỉnh Kon Tum chịu ảnh hưởng nặng nề của trận lũ lịch sử, huyện Đăk Glei chịu tổn thất vô cùng nặng nề khi đất đai, hoa màu của người dân cuốn trôi theo dòng nước lũ.

Khu tái định cư Măng Rao chỉ có duy nhất hộ A Nhông sinh sống (Ảnh: Trần Nghĩa)

Trước tình hình cấp bách, UBND huyện Đăk Glei đã đầu tư xây dựng khu tái định cư thôn Măng Rao, thuộc xã Đăk Pek, huyện Đăk Glei. Dự kiến, dự án sẽ bố trí cho 64 hộ dân thôn Đăk Đoát có nguy cơ sạt lở được ổn định cuộc sống.

Theo đó, dự án khu tái định cư Măng Rao được đầu tư 16 tỷ đồng và được xây dựng trên diện tích khoảng 2ha. Dự kiến, mỗi hộ dân sẽ được cấp 300m2 đất và hỗ trợ 20 triệu đồng để di dời tài sản.

Để xây một căn nhà với diện tích 42m2 (gồm 1 phòng khách và 1 phòng ngủ) chi phí khoảng 28 triệu đồng, sau khi bàn bạc mỗi hộ thống nhất đóng góp thêm 8 triệu đồng.

Hầu hết các ngôi nhà bị lấy trộm khung sắt cửa chính, cửa sổ (Ảnh: Trần Nghĩa)

Năm 2012, dự án bắt đầu triển khai, đến năm 2013 thì hoàn thành với hạ tầng đồng bộ: Hệ thống điện thắp sáng, đường bê tông, nước sạch... được xây dựng, lắp đặt về tận khu tái định cư. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn về ở, do rẫy nương canh tác xa nên tất cả các hộ dân đã quay về làng cũ sinh sống.

Sau gần 10 năm bỏ hoang, khu tái định cư Măng Rao bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ mái tôn, xà gồ, cánh cửa chính, cửa sổ, xuyên hoa sắt của 64 căn nhà bị tháo bỏ, để lại khung tường xây trơ trọi, hoang tàn.

Tất cả mái tôn, xà gồ cũng bị người dân tháo trộm, chỉ còn những bức tượng nằm trơ trọi (Ảnh: Trần Nghĩa)

Người dân chưa thể “an cư”

Trên khu tái định cư 16 tỷ đồng, chỉ có duy nhất một hộ A Nhông sinh sống. Anh A Nhông (36 tuổi) trú tại khu tái định cư thôn Măng Rao, xã Đăk Pek, huyện Đăk Glei, cho biết: “Ngày xưa gia đình sinh sống tại thôn Đăk Đoát, do ảnh hưởng của trận lũ năm 2009 nên đất đai bị lũ cuốn trôi hết. Gia đình không có đất ở và đất sản xuất nên quyết định về tại khu tái định cư này sinh sống”.

Một vài căn nhà bị sập đổ hoàn toàn do chất lượng không đảm bảo (Ảnh: Trần Nghĩa)

A Nhông kể: “Thời điểm 2 vợ chồng cùng 2 đứa con dắt nhau về đây ở, ngôi nhà trống huơ trống hoác, nhà chỉ có mỗi tường. Tất cả tôn, xà gồ, cửa sắt...đã bị ai tháo hết. Rồi 2 vợ chồng phải vay mượn người thân để lợp tôn, xây thêm bếp, đóng lại gạch nền...”.

A Nhông, cho biết thêm: “Trước đây cũng có mấy hộ về đây ở, nhưng do nhà cách xa làng cũ nên việc đi lại sản xuất rất bất tiện.

Ở được vài ba tháng, các hộ đó lại dọn hết đồ đạc về làng cũ. Do không có người ở, các ngôi nhà đến nay xuống cấp nghiêm trọng”.

Căn nhà khang trang nhất khu tái định cư của hộ A Thun nhưng rồi cũng nằm "đắp chiếu" vì gia chủ đã "tháo chạy" từ lâu (Ảnh: Trần Nghĩa)

Trong 60 căn nhà nằm trơ trọi thì có một căn nhà hết sức khang trang, A Nhông cho biết đây là căn nhà của hộ A Thun. Hồi đó, hộ ông A Thun cũng về đây ở, do căn nhà của Nhà nước hỗ trợ quá nhỏ và chật hẹp nên A Thun đã phải bỏ thêm hơn cả trăm triệu nữa để xây dựng lại.

A Thun cũng rơi vào cảnh trớ trêu như hàng chục hộ dân khác, nhà nằm cách xa đất sản xuất ở làng cũ nên khó khăn mỗi lần lên nương.

Vậy là, A Thun cùng các hộ dân khác trong làng “tháo chạy” về làng cũ. Bỏ lại ngôi nhà hoang hóa giữa khu tái định cư mà không hẹn ngày trở lại.

Dẫn chúng tôi thăm quan những ngôi nhà trong khu tái định cư, A Nhông trầm tư: “Về đây, chúng tôi không được cấp đất sản xuất nên không biết làm gì ăn.

Hằng ngày, để nuôi gia đình tôi phải đi làm thuê khắp nơi nhưng cũng không đủ ăn và học hành cho các cháu. Nếu có đất ở làng cũ, chắc gia đình tôi cũng sẽ về đó mà ở thôi”.

Có một vài căn nhà chỉ được xây lên nhưng lại không được tô vữa khiến cỏ mọc um tùm cao hơn cả căn nhà (Ảnh: Trần Nghĩa)

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, bà Y Kim Lý, Chủ tịch UBND xã Đăk Pek, cho biết: “Trước đây, khi dự án tái định cư hoàn thành có 10 hộ dân tự nguyện di dời về đây sinh sống. Tuy nhiên, được một thời gian thì các hộ này lại quay về làng cũ. Hiện cả khu tái định cư chỉ còn 1 hộ duy nhất”.

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Đăk Pek, nguyên nhân khiến các hộ dân không về ở là do khu tái định cư xa đất sản xuất nên rất bất tiện mỗi lần lên nương, làm rẫy. Bên cạnh đó, người dân ở làng cũ họ theo tín ngưỡng tôn giáo nên khi về đây họ rất khó khăn mỗi khi sinh hoạt tôn giáo.

Việc các hộ dân không về ở dẫn tới nhà cửa bị xuống cấp, mái tôn, xà gồ, các vật dụng công trình bị lấy trộm, thiên tai, nên khi về đây các hộ dân không có kinh phí để sữa chữa. Chính vì vậy, các hộ dân vẫn chưa chịu về ở.

“Trước mắt chúng tôi cũng phối hợp với phòng ban chuyên môn của huyện tuyên truyền, vận động các hộ dân thôn Đăk Đoát về đây ở. Bên cạnh đó, một phần đất nằm trong dự án khu tái định cư Măng Rao sắp tới cũng sẽ bố trí cho các hộ dân tại xã Đăk Pek bị ảnh hưởng của thiên tai, không còn đất ở”, bà Y Kim Lý cho hay.

(Còn nữa)

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-1-nguoi-dan-chua-the-an-cu-tai-khu-tai-dinh-cu-239252.html Trần Nghĩa Thu, 07 Dec 2023 09:50:41 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-5-de-thuoc-phat-huy-tac-dung-239831.html Bài 5 Để thuốc phát huy tác dụng span class mb author source TTTĐ span Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24 CT TU của Thành uỷ Hà Nội phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi Tác dụng

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi và lắng nghe ý kiến của đồng chí Phạm Quang Nghị, Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội; PGS.TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Khuyến khích cán bộ

dám nghĩ, dám làm

Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã trao đổi với đồng chí Phạm Quang Nghị, Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội và lắng nghe ý kiến của ông xung quanh vấn đề này.

Đồng chí Phạm Quang Nghị cho rằng sự ra đời của Chỉ thị 24/CT-TU là một giải pháp kịp thời, đúng lúc, nhận diện chuẩn xác, các biểu hiện của căn bệnh sợ trách nhiệm trong một bộ phận khá đông cán bộ lãnh đạo các cấp khi bối cảnh tình hình hiện nay đang có những bất thường trong thi hành công vụ. Không chỉ tại Hà Nội mà trên địa bàn cả nước, một bộ phận cán bộ đảng viên có biểu hiện né tránh. “Do đó, rất cần một chỉ thị để tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thi hành công vụ” - Đồng chí Phạm Quang Nghị cho hay.

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

Cũng theo đồng chí Nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị, chúng ta cần tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân sâu xa của căn bệnh sợ trách nhiệm tại một bộ phận cán bộ đảng viên. “Vì sao cũng đội ngũ cán bộ như vậy, trước đây họ làm việc rất hăng hái, hiệu quả. Hiện nay lại rụt rè, không dám làm, không dám bứt phá? Đó là vấn đề cần tìm ra nguyên nhân, giải quyết một cách thấu đáo” - Đồng chí Phạm Quang Nghị chia sẻ.

Để nâng cao hiệu quả trong thực thi công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đồng chí Phạm Quang Nghị chỉ rõ, cần xây dựng niềm tin cho đội ngũ cán bộ đảng viên để họ hăng hái, phấn khởi, yên tâm làm việc.

“Trong lịch sử của Đảng, chúng ta đã vượt qua những giai đoạn đầy hi sinh, gian khổ như kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Ngày ấy, người cán bộ dù biết phải hi sinh tính mạng nhưng họ vẫn hăng hái xông pha nơi đạn bom, khói lửa. Hiện giờ, hoàn cảnh dù khó khăn - cám dỗ nhiều hơn, phức tạp hơn - nhưng tôi vẫn có niềm tin vào đội ngũ đảng viên. Đó là những cán bộ được đào tạo bài bản, có trình độ, bản lĩnh vững vàng. Họ là thế hệ con, em của lớp cha anh, những người đã từng vào sinh ra tử. Cần xây dựng niềm tin, tinh thần dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, thì chắc chắn họ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Đồng chí Phạm Quang Nghị trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô xung quanh nội dung Chỉ thị 24

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

Đồng chí Phạm Quang Nghị cho rằng, giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, đẩy lùi bệnh sợ trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, đi đôi với với việc kiểm tra, xử lý kỷ luật, xử lý các vi phạm là phải khích lệ, động viên, khuyến khích. “Khối lượng công việc tại Hà Nội đặc biệt lớn, trong khi số lượng cán bộ không nhiều. Vì thế, việc khuyến khích, động viên cán bộ dám nghĩ, dám làm là hết sức cần thiết. Nếu không nhiều hơn, thì ít nhất cũng phải ngang bằng với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Có như thế, cán bộ đảng viên mới dám mạnh dạn thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện để thúc đẩy công việc”- đồng chí Phạm Quang Nghị nhấn mạnh.

Ý chí người đứng đầu

PGS.TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về Chỉ thị 24 của Thành uỷ Hà Nội. Theo vị chuyên gia này, Hà Nội cần có những giải pháp hết sức cụ thể, cấp bách nhằm trị dứt điểm căn bệnh sợ trách nhiệm.

Điều đầu tiên, để trị căn bệnh này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm chính, trách nhiệm cá nhân về việc cán bộ, công chức có dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung hay không? Ngay cả việc khuyến khích, bảo vệ như thế nào để cán bộ không sợ sai, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sáng tạo phụ thuộc rất nhiều vào cách làm của người đứng đầu. Điều quan trọng vẫn là người đứng đầu các cấp có dám chịu trách nhiệm về những đề xuất, việc làm vì lợi ích chung của cán bộ cấp dưới hay không.

Cùng với đó, tổ chức, cơ quan, đơn vị phải kiên quyết bảo vệ và có những khuyến khích đối với cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám vì lợi ích chung. Người làm việc tốt, có nhiều cống hiến, biết hy sinh quyền lợi cá nhân vì tập thể phải được tôn trọng, được hưởng đầy đủ các chính sách đãi ngộ từ vật chất đến tinh thần và bố trí, cất nhắc vào các vị trí công tác xứng đáng. Còn những ai thiếu trách nhiệm, thấy dễ mới làm, khó thì tránh, làm việc hời hợt lại vụ lợi, nịnh hót, chỉ biết mưu lợi cho riêng mình phải phê phán kịch liệt và có thể đưa ra khỏi cơ quan, đơn vị. Khuyến khích, bảo vệ sự đột phá, sáng tạo vì cái chung, nhưng không vì thế mà lợi dụng để làm sai nguyên tắc. Nếu có sai phạm thì cần xem xét cụ thể, do làm ẩu hay do năng lực, hoặc điều kiện khách quan. Có nhìn vấn đề thấu lý, đạt tình mới đánh giá đúng cán bộ.

PGS.TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

Thứ hai, theo PGS.TS Lê Văn Cường, để Chỉ thị 24 đi vào cuộc sống, rất cần sự tuyên truyền sâu rộng, coi bệnh sợ trách nhiệm, trốn tránh là một biểu hiện của tham nhũng, của tiêu cực. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng minh chứng một câu cực kỳ thuyết phục: “Đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực bây giờ đã trở thành một xu thế không thể đảo ngược. Không thể đảo ngược, vì Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ rõ, 93% quần chúng Nhân dân đồng tình ủng hộ. Đây là mệnh lệnh của dân”.

Thứ ba, việc triển khai Chỉ thị 24 cần tới cách quy định. Hiện nay, thực tế còn tồn tại thực trạng một số quy định pháp luật chồng chéo, thiếu tính thống nhất, thiếu đồng bộ, liên thông, không còn phù hợp với thực tiễn. Nhiều vấn đề mới nảy sinh, chưa có tiền lệ, chưa được quy định, chưa có kinh nghiệm, dễ gây rủi ro, sai sót, thiệt hại hoặc dễ bị lợi dụng để làm trái, trục lợi trong quá trình triển khai thực hiện. Điều này khiến cán bộ nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng, chưa phát huy được hết năng lực, tinh thần đổi mới, sáng tạo, thậm chí còn e ngại, sợ bị xem xét trách nhiệm khi có khuyết điểm. “Chính vì vậy, chúng ta cần chú trọng hoàn thiện các hệ thống quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực này”.

Thứ tư, việc xây dựng đội ngũ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám đương đầu với khó khăn, thử thách vì lợi ích chung như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu là vấn đề then chốt trong nhiệm vụ then chốt. Phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự là công chính, liêm khiết, có đạo đức cao. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Suy cho cùng, như Bác Hồ dạy, muôn việc thành công hoặc thất bại là do cán bộ tốt hay cán bộ kém. Chính vì vậy, xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu, có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ thì chắc chắn sẽ tạo ra được sự đột phá trong việc thực hiện Chỉ thị 24, cũng như chỉ thị chung của Đảng về bảo vệ cán bộ dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Thứ năm, PGS.TS Lê Văn Cường cho rằng cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết. Tại sao lại như vậy? Vì Đảng cộng sản Việt Nam xác định từ lâu, từ đại hội XIV năm 1976 là lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo. Hiệu quả của công tác kiểm tra giám sát, kỷ luật đảng phát huy được tác dụng rất lớn, có tác dụng răn đe, cảnh tỉnh các cán bộ đảng viên. Vi phạm như nhau, xử lý như nhau, không phân biệt chức vụ cao hay thấp, tuổi đảng nhiều hay ít. Đó cũng là điều Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.

Qua kiểm tra chấp hành thì ai thực hiện tốt phải khen thưởng, từ điển hình nhân ra diện rộng, lấy cái đẹp, dẹp cái xấu. Tức là kiểm tra đi liền với khen thưởng. Ai chấp hành không tốt, kịp thời nhắc nhở để cho người ta thấy sai, người ta sửa. Đến khi có dấu hiệu vi phạm thì mới kiểm tra dấu hiệu vi phạm.

Nhưng, ở đây cũng muốn lưu ý rằng đừng nhận thức phiến diện, lệch lạc của sự kiểm tra” - PGS.TS Lê Văn Cường phân tích - “Không nên gắn kiểm tra với kỷ luật. Thực ra, kiểm tra là kiểm tra chấp hành. Qua kiểm tra chấp hành thì ai thực hiện tốt phải khen thưởng, từ điển hình nhân ra diện rộng, lấy cái đẹp, dẹp cái xấu. Tức là kiểm tra đi liền với khen thưởng. Ai chấp hành không tốt, kịp thời nhắc nhở để cho người ta thấy sai, người ta sửa. Đến khi có dấu hiệu vi phạm thì mới kiểm tra dấu hiệu vi phạm. Đến đây, vẫn còn hai khả năng: Một là không có vi phạm gì hết, hai là vi phạm đã rõ rồi. Khi ấy, chúng ta mới kiên quyết thi hành kỷ luật, đúng việc, đúng người, đúng mức độ của hành vi vi phạm.

PGS.TS Cường bày tỏ: “Cá nhân tôi rất tin tưởng, Chỉ thị 24 của Hà Nội sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, từ đó có tác dụng lan tỏa. Cán bộ được kịp thời động viên, khuyến khích, khen thưởng thì sẽ có đủ tự tin, dũng khí để làm việc. Ngược lại, những ai cố tình chây ỳ không làm, sa vào các biểu hiện mà Chỉ thị 24 chỉ ra, thì cương quyết chấn chỉnh ngay. Đến bước nào xử theo bước ấy. Tôi tin rằng sẽ tốt hơn!”.

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

Đảm nhận số lượng nhiều việc khó nhất, trực tiếp tham gia cùng cán bộ, đảng viên, Nhân dân giải quyết việc chung, đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Bí thư Quận ủy Tây Hồ hằng ngày đều tự mình “nêu gương”. Theo Bí thư Quận ủy Tây Hồ: Để thực hiện Chỉ thị 24 một cách hiệu quả, sẽ không chỉ cần đến những biện pháp hành chính mà còn phải khơi dậy khát vọng, mong muốn trong bản thân mỗi cán bộ, đảng viên để tạo thành những chuyển biến thực chất từ nhận thức đến hành động. Bản thân người cán bộ không được phép dừng lại ở mức làm đủ việc và hài lòng với công việc hiện tại mà luôn phải có quyết tâm, khát vọng và trách nhiệm chính trị cao hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh quận Tây Hồ vẫn có nhiều việc khó, những điểm nghẽn nhiều năm nay cần phải giải quyết.

“Đó là những nội dung không dễ để thực hiện nhưng không phải là không thể thực hiện được. Tới đây, UBND quận Tây Hồ sẽ tiếp tục có kế hoạch cụ thể để nhận diện, đề ra những nội dung, yêu cầu của từng “việc khó” đối với mỗi phòng, ban, ngành trong việc thực hiện nội dung của Chỉ thị 24 cũng như gắn với việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính của quận những năm tiếp theo. Các cấp ủy cũng phải chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 24, đặc biệt trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý những vi phạm” - Bí thư Quận ủy Tây Hồ cho biết.

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng báo cáo kết quả chức trách, nhiệm vụ được giao của cá nhân với Đoàn giám sát số 1

của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

Thực hiện: Vũ Cường

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-5-de-thuoc-phat-huy-tac-dung-239831.html Vũ Cường Sun, 03 Dec 2023 00:00:13 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-4-khau-kho-viec-moi-khang-dinh-chat-nguoi-dung-dau-239809.html Bài 4 Khâu khó việc mới khẳng định chất người đứng đầu span class mb author source TTTĐ span Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ Thường trực Quận ủy xác định là luồng gió mới trong thực hiện kỷ luật kỷ cương thực thi công vụ Đứng đầu

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Tây Hồ, Mê Linh, Sơn Tây là ba địa phương của Hà Nội đã giải quyết được nhiều khâu khó. Kết quả này được các cấp trong hệ thống chính trị thành phố ghi nhận, đánh giá cao; Trong đó không thể không kể đến vai trò quan trọng của "người đứng đầu" các cấp tại địa phương.

tự giác, gương mẫu, "soi chiếu" bản thân

Vừa qua, sau khi tiến hành sơ kết giữa nhiệm kỳ việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, quận Tây Hồ đã đạt được những kết quả tích cực với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Kết quả đạt được là nhờ sự đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung hướng tới giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của cơ sở.

Theo Bí thư Quận ủy Tây Hồ, dù chọn đúng việc khó, việc mới nhưng hiệu quả chưa rõ nét. Thêm vào đó, điểm yếu hiện nay của chúng ta là công tác phối hợp. Từng con người rất giỏi, rất tốt nhưng khi phối hợp còn chưa đồng bộ, nên công việc chưa trôi chảy. Nhìn nhận từ thực tế, vẫn có những hạn chế, tồn tại, khi cán bộ còn có biểu hiện “đùn đẩy”, “né tránh” trách nhiệm, sợ sai không dám làm, “lòng vòng” đẩy việc từ đơn vị này sang đơn vị khác. Có nhiều việc tồn đọng chưa được giải quyết, chức trách thực hiện nhiệm vụ chưa cao - “Đây chính là biểu hiện của việc “không thuộc bài”, Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

CHỈ THỊ 24 ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ “LUỒNG GIÓ” MỚI TRONG THỰC HIỆN KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG THỰC THI CÔNG VỤ CỦA QUẬN TÂY HỒ

Bởi vậy, theo Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng, Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ của quận nói riêng, Hà Nội nói chung.

Đồng chí Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, việc quán triệt Chỉ thị 24 đến từng chi, đảng bộ, tổ chức đảng và đảng viên nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc, rõ nét, hiệu quả về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị quận Tây Hồ, cũng như tạo sự thống nhất trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị của Thành ủy Hà Nội.

Bám sát Chỉ thị số 24, Kế hoạch triển khai thực hiện, Quận ủy Tây Hồ chỉ rõ 6 nhóm nội dung, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp để giải quyết những việc hạn chế, tồn đọng. Trong đó có giải pháp triển khai đảm nhận chỉ đạo giải quyết việc mới, việc khó: Cấp càng cao, càng phải đảm nhận nhiều việc khó; Người đứng đầu nhận nhiều việc khó nhất.

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Theo đồng chí Bí thư Quận ủy Tây Hồ, để thực hiện nghiêm Chỉ thị 24, trách nhiệm đầu tiên thuộc về cán bộ, đảng viên. Bản thân người cán bộ, đảng viên phải tự giác, gương mẫu, soi chiếu bản thân để nhận diện những biểu hiện vi phạm đã được nêu. Nếu có, phải tự chấn chỉnh ngay, không để xảy ra các sai phạm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Khi gặp việc khó, cán bộ, đảng viên phải chủ động đề xuất giải pháp để địa phương, đơn vị thực hiện, chứ không phải tìm cách đẩy việc. Từng cơ quan, đơn vị phải xây dựng quy trình nội bộ, cá thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân. Trong sinh hoạt, các chi bộ cần phát hiện những đảng viên có biểu hiện còn sao nhãng, tiêu cực, “né tránh”, “đùn đẩy” công việc.

Hiện nay trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền là rất lớn! - Đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Bí thư Quận ủy nhấn mạnh khi quán triệt Chỉ thị 24.

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Đồng chí Bí thư Quận ủy Tây Hồ nhấn mạnh, hiện nay trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền là rất lớn. Cá nhân người đứng đầu không nắm chắc, sâu sát với công việc, không có khả năng dự báo tình hình, nhìn ra được những việc gấp, việc khó cần tập trung giải quyết, sẽ dễ dẫn tới tình trạng chậm muộn, thậm chí không khắc phục được hậu quả.

Phát huy vai trò người đứng đầu, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cũng ký kế hoạch cụ thể về quán triệt, thực hiện Chỉ thị 24.

Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ khẳng định, việc triển khai Chỉ thị 24 đã được thực hiện đến 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Đứng đầu Ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ khẳng định, việc triển khai Chỉ thị 24 đã được thực hiện đến 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Theo ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận tây Hồ, việc triển khai Chỉ thị 24 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị, tinh thần tự giác, gương mẫu của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Qua đó, tạo chuyển biến sâu sắc, rõ nét, hiệu quả về tăng cuờng kỷ luật, kỷ cương và trách nhiệm trong giải quyết công việc ở các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp và UBND các phường thuộc quận.

Đối với hệ thống chính quyền quận, xác định nội dung công việc theo phương châm 5 rõ “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”, gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tích cực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu với quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, hiệu quả, đúng quy định.

việc khó - có tây hồ

Sự quyết liệt trong chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm, dám đảm nhận việc khó của Tây Hồ rõ nét nhất đó là di dời tàu thuyền cũ nát ra khỏi Hồ Tây. Đây là một việc rất khó. Bởi từ đầu năm 2017, UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo 38 yêu cầu chấm dứt toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong phạm vi quản lý Hồ Tây; Xác định vị trí tập kết và tổ chức di chuyển các tàu thuyền, phương tiện nổi về một vị trí tập kết để xây dựng kế hoạch tháo dỡ, di dời triệt để các phương tiện này ra khỏi hồ.

Từ năm 2017 đến năm 2022, đã có đã có hơn phương tiện lớn nhỏ của 5 doanh nghiệp tự giác di dời khỏi hồ. Việc khó nhất là di chuyển 4 phương tiện (3 tàu và 1 sàn nổi của 2 doanh nghiệp, trong đó có những phương tiện nặng đến 400 tấn) chưa chấp hành di dời.

Di dời những chiếc tàu cuối cùng ra khỏi Hồ Tây là “điều tất yếu phải làm”!

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Thời điểm đầu năm 2023, người đứng đầu chính quyền quận Tây Hồ khẳng định việc để tồn tại những chiếc tàu, thuyền cũ nát, hoang tàn không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan của hồ Tây mà còn gây ô nhiễm mặt nước, mất vệ sinh môi trường và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về an ninh trật tự. Vì vậy việc di dời những chiếc tàu cuối cùng ra khỏi Hồ Tây là “điều tất yếu phải làm”.

Không dừng ở lời nói, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền quận Tây Hồ đã được thể hiện bằng hành động.

Hàng loạt cuộc họp đầy đủ các thành phần, các phòng, ban, ngành, đoàn thể… để đưa ra những phương án tối ưu. Theo đó, việc tuyên truyền, vận động được thực hiện song hành với các quyết định xử lý vi phạm hành chính, cưỡng chế, hòa giải…

Đến nay, người dân Tây Hồ có thể tự hào nói rằng “Chưa bao giờ nước Hồ Tây mênh mông thế”!

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Đáng chú ý là trong rất nhiều cuộc họp của Thành ủy hay cuộc tiếp xúc cử tri, “việc khó” như di dời tàu thuyền cũ nát ra khỏi Hồ Tây đều được các đại biểu ghi nhận, đánh giá cao. Đây cũng là điều mà bà Nguyễn Lan Hương - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội thay mặt tổ đại biểu HĐND thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 5 luôn nhắc tới như điển hình của việc giải quyết kiến nghị, bức xúc trong dân mỗi khi có cuộc tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ.

Gần đây nhất, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, người dân Tây Hồ cũng vui mừng trong không khí đêm chính hội, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục "Màn múa Vũ điệu kết đoàn có số lượng người tham gia biểu diễn đông nhất Việt Nam", tiết mục do đồng chí Tòng Thị Phóng - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội sáng tác.

Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục "Màn múa Vũ điệu kết đoàn có số lượng người tham gia biểu diễn đông nhất Việt Nam" cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân quận Tây Hồ hôm 18/11/2023.

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Kỷ lục được trao cho UBND quận Tây Hồ sở hữu. Thời điểm xác lập kỷ lục vào ngày 18/11/2023 nhân dịp kỷ niệm 93 năm năm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11); Phát động đợt thi đua cao điểm hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm Giải phóng Thủ đô, chào mừng Đại hội Đại biểu MTTQ các cấp nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Các đại biểu cùng chung vui "Vũ điệu kết đoàn" trong đêm sự kiện đáng nhớ của cán bộ, đảng viên, người dân quận Tây Hồ.

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, Trưởng ban Tuyên giáo Quận ủy Tây Hồ Trần Thị Thu Hường cho biết, “Vũ điệu kết đoàn” là một việc khó mà cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang, đoàn thể và người dân Tây Hồ phấn đấu phải “thực hiện bằng được”. Ban đầu, khi nhận được kế hoạch triển khai, quận cũng rất lo lắng vì không biết trong thời gian ngắn chuẩn bị liệu có đủ người tham gia, đảm bảo yêu cầu luyện tập theo yêu cầu của Ban Tổ chức hay không?

Tuy nhiên, với tinh thần “trên sân nhà”, vì thành công chung của Ngày hội, đồng chí Bí thư Quận ủy cũng như các đồng chí Thường trực Quận ủy thường xuyên trực tiếp đến động viên cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong các buổi tập. Toàn quận xác định, sự kiện này là cầu nối để cấp ủy, chính quyền các cấp trong quận gần dân, sát dân và ngày càng hiểu dân hơn. Qua đó củng cố tình đoàn kết, sự thống nhất cao trong toàn quận”.

Thực tế cho thấy, “Vũ điệu kết đoàn” của 1.200 cán bộ, đảng viên, người dân quận Tây Hồ được công nhận kỷ lục Việt Nam là phần thưởng xứng đáng cho sự sát sao, quyết tâm cao của Tây Hồ.

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Dám đương đầu để

vượt qua

Trong hơn một năm vừa qua, tại huyện Mê Linh (Hà Nội), câu chuyện xung quanh việc xây dựng dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô luôn được Nhân dân và Đảng viên quan tâm sát sao.

Dự án trọng điểm này qua huyện Mê Linh có chiều dài 11,2km, đi qua 5 xã: Văn Khê, Chu Phan, Đại Thịnh, Thanh Lâm và Kim Hoa. Tổng diện tích đất thu hồi trên địa bàn huyện là 141,5ha, liên quan đến 2.700 hộ dân; Chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 3.000 tỷ đồng. Những con số ấy đủ nói lên sự phức tạp, nặng nề mà hệ thống chính trị huyện Mê Linh phải đối mặt khi bắt tay giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án vành đai 4.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung sức của người dân, chỉ trong 8 tháng triển khai giải phóng mặt bằng, huyện Mê Linh đã bàn giao 122,6ha, đạt 86,2% tổng diện tích toàn tuyến (đoạn qua địa bàn huyện) cho chủ đầu tư thi công dự án.

Mê Linh nhìn từ trên cao

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Một ví dụ cụ thể là trường hợp gia đình ông Lê Xuân Đoàn, thôn Khê Ngoại 2 (xã Văn Khê, huyện Mê Linh). Ngôi nhà hai tầng cùng với sân, vườn, công trình phụ tương đối khang trang của gia đình ông Đoàn có diện tích hơn 300m2 nằm trong diện thu hồi giải phóng mặt bằng Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. Những ngày đầu khi nghe tin phải di dời, gia đình ông cũng có những lo lắng, băn khoăn. Tuy nhiên, thông qua đối thoại với lãnh đạo huyện Mê Linh, những băn khoăn của gia đình ông đã được giải đáp cặn kẽ và tháo gỡ. Các thành viên trong gia đình ông đều đồng ý ký biên bản di dời để bàn giao đất cho huyện.

Tương tự, gia đình ông Đinh Bá Độ, thôn Khê Ngoại 2 có 248m2 đất ở, nằm trong chỉ giới tuyến đường Vành đai 4. Nhiều thế hệ trong gia đình ông đã trên mảnh đất này. Không còn gắn bó với mảnh đất trên, ông và người thân không khỏi luyến tiếc. Song được các cấp, ngành tuyên truyền, vận động và được Nhà nước quan tâm đền bù thỏa đáng nên các thành viên trong gia đình ông đều đồng ý bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công...

Tất cả cùng hy vọng tuyến đường sớm hoàn thành để giúp thành phố sớm giải quyết được những vấn đề về giao thông cũng như phát triển kinh tế - xã hội...

Tìm hiểu của phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô, đến nay, đa số cán bộ, đảng viên và Nhân dân thôn Khê Ngoại 2 đều đồng thuận, đồng lòng bàn giao mặt bằng triển khai dự án đường Vành đai 4. Trong thôn đã có 380/403 hộ dân nhận tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, với diện tích 9,8ha, đạt 94,3% diện tích. Đồng thời, các cơ quan chức năng đã hoàn thành kê khai đất thổ cư đợt 1 đối với 199/199 hộ dân...

Theo Bí thư Đảng ủy xã Văn Khê Đặng Văn Cường, có được thành công này là do lãnh đạo xã Văn Khê thường xuyên xuống cơ sở, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên tinh thần cầu thị, bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho các hộ dân. Cấp ủy, chính quyền xã phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến của người dân về xây dựng khu tái định cư và nhận được sự đồng thuận rất cao.

Để người dân đồng thuận, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn phát huy tinh thần gần dân, sát dân, lắng nghe và giải quyết ý kiến, kiến nghị của Nhân dân một cách thấu đáo - Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm khẳng định.

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Một ví dụ khác cũng có thể dẫn ra để nói về tính tiên phong, dám nghĩ dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung là sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành nhằm đưa công nghiệp văn hoá trở thành ngành kinh tế quan trọng của thị xã Sơn Tây.

Trong cuộc kiểm tra của Thường trực Thành uỷ Hà Nội tại làng cổ Đường Lâm hồi tháng 5/2023, Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, được sự quan tâm thường xuyên của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo thành phố, sự phối hợp tích cực của các sở, ban, ngành chức năng, các cấp ủy đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây và xã Đường Lâm đã tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, giải quyết nhiều vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Làng cổ.

Đại bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Đường Lâm nhận thức đầy đủ hơn về ý nghĩa, giá trị và trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo tồn di tích, nhất là việc bảo tồn nguyên vẹn giá trị gốc các di tích cổ. Nhiều hộ gia đình thực hiện nghiêm thủ tục cấp phép xây dựng theo quy định. Công tác thông tin, tuyên truyền và quảng bá về giá trị di tích Làng cổ được đẩy mạnh, thu hút ngày càng đông lượng khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu.

Thị xã Sơn Tây tích cực, chủ động tranh thủ các nguồn vốn, đầu tư xây dựng nhiều công trình theo Đề án của UBND thành phố, như: Xây dựng trường học, quy hoạch xây dựng khu ở giãn dân, thiết kế nhà mẫu truyền thống; Tu bổ, tôn tạo di tích được xếp hạng đã xuống cấp nghiêm trọng; Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, gắn với công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm... Một số hộ gia đình đã phát huy được giá trị di tích, tổ chức các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách du lịch, có thêm thu nhập cho gia đình, tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương...

Ghi nhận sự chuyển mình trong du lịch và xây dựng công nghiệp văn hoá của thị xã Sơn Tây, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng: “Xứ Đoài nói chung, trong đó Sơn Tây là một mảnh đất giàu truyền thống về lịch sử, văn hóa. Đây là nơi lưu giữ những truyền thống của người Việt cổ cũng như thể hiện được đặc điểm của một vùng đất đã góp phần làm nên lịch sử văn minh của vùng Đồng bằng sông Hồng và mảnh đất Thăng Long, Hà Nội”.

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, thị xã Sơn Tây đã có bước tiến và chuyển mình rất tích cực bằng việc quan tâm đầu tư, tổ chức các sự kiện nhằm phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa truyền thống riêng có. Vì thế, trong năm 2022, cơ cấu kinh tế của thị xã đã chuyển dịch tích cực, tỷ trọng thương mại, dịch vụ và du lịch chiếm 48%, riêng 4 tháng đầu năm nay, chiếm tới trên 50%.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tin tưởng, với cách làm mạnh dạn, nhiều đổi mới sáng tạo, quyết tâm của Sơn Tây, cùng với sự quan tâm đầu tư của thành phố và sự đồng lòng ủng hộ của người dân, việc bảo tồn, lưu giữ các địa điểm di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, kết hợp với phát triển du lịch sẽ là động lực để kinh tế, xã hội thị xã phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới.

Hà Nội coi Sơn Tây là tiềm lực thế mạnh để đầu tư, xây dựng, nâng cấp cả về các di tích lịch sử lẫn nâng cao kiến thức du lịch cộng đồng cho người dân để hiện thực hóa công nghiệp văn hóa theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

Thực hiện: Vũ Cường - Hoa Thành

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-4-khau-kho-viec-moi-khang-dinh-chat-nguoi-dung-dau-239809.html Vũ Cường - Hoa Thành Sat, 02 Dec 2023 00:00:25 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-3-thu-do-tien-phong-239803.html Bài 3 Thủ đô tiên phong span class mb author source TTTĐ span Chỉ thị số 24 CT TU về Tăng cường kỷ cương kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội được cho là liều thuốc hữu hiệu Thủ đô

Bài 3: Thủ đô tiên phong

Với vị thế là đầu tàu của cả nước, Hà Nội đã tiên phong trong việc cụ thể hoá các chính sách của Trung ương nhằm đối diện để kịp thời “chạy chữa” căn bệnh vô trách nhiệm, thiếu kỷ luật. Ngày 7/8/2023, sự ra đời của Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" kịp thời nhằm chữa trị, đẩy lùi "bệnh vô trách nhiệm"; Đồng thời, cũng khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

Cụ thể hóa chỉ đạo của Trung ương

Căn bệnh sợ trách nhiệm đã được các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam chỉ rõ từ lâu. Nhưng thời gian vừa qua căn bệnh này lại tiếp tục diễn ra trên phạm vi rộng.

Nguồn gốc chủ yếu của bệnh sợ trách nhiệm là chủ nghĩa cá nhân. Chính vì luôn luôn tính toán cho lợi ích cá nhân, bo bo “bảo vệ” lấy cái cá nhân của mình mà mất cả dũng khí đấu tranh, thiếu hẳn “tinh thần trách nhiệm nghiêm túc, tính kiên quyết, tính nguyên tắc trong khi giải quyết các vấn đề”, không dám đương đầu trước khó khăn, không dám nghĩ, không dám làm, chỉ tránh khó ngại phiền

Căn bệnh sợ trách nhiệm gây ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Điển hình nhất là kích thích tâm lý ỷ lại, dựa dẫm và hình thành một bộ phận cán bộ núp bóng, không vì lợi ích chung, dĩ hòa vi quý, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh, có biểu hiện thờ ơ, vô cảm với trách nhiệm được giao và trách nhiệm với Nhân dân. Trong khi đó, người năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh đôi khi lại bị hiểu sai, thậm chí rất dễ bị quy chụp và xử lý trách nhiệm.

Bài 3: Thủ đô tiên phong đi đầu

Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm, tìm ra được lý do vì đâu có khuyết điểm ấy, rồi mạnh dạn chạy chữa, Đảng ấy là Đảng chắc chắn cách mệnh.

Trao đổi với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, PGS.TS Lê Văn Cường (Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cho biết: Khi nói về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rằng, một Đảng mà giấu diếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng, một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm, tìm ra được lý do vì đâu có khuyết điểm ấy, rồi mạnh dạn chạy chữa, Đảng ấy là Đảng chắc chắn cách mệnh. Cho nên, ở đây, Đảng dám chỉ ra căn bệnh vô trách nhiệm, nói theo cách khác theo kiểu dân gian có khi bị chê là dại, vạch áo cho người xem lưng. Nhưng thực ra là biểu hiện tốt, đáng mừng” - PGS.TS Lê Văn Cường nhấn mạnh.

Nhận diện căn bệnh vô trách nhiệm, Đảng đã có hàng loạt các quy định nhằm kịp thời khắc phục tình trạng này. Cụ thể, trong nhiệm kỳ Đại hội XII và nhiệm kỳ đại hội XIII, Đảng đã ban hành các quy định như: Chỉ thị số 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Quy định số 55-QĐ/TW về “Một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên”; Quy định số 08-QĐi/TW về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”; Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 về “Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”...

Tuy vậy, để khắc phục căn bệnh sợ trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo, bảo vệ cán bộ, để chủ trương đi vào cuộc sống cần thể chế hóa quy định của Đảng thành pháp luật, tránh tình trạng xử lý chưa thống nhất, đồng bộ và tùy tiện.

“Thực tế thời gian qua cho thấy, do chưa được luật hóa các quy định về bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung nên đã hình thành tâm lý chờ đợi nghe ngóng dẫn đến những tác động như đã diễn ra thời gian qua. Thời gian tới, Quốc hội, Chính phủ cần rà soát các văn bản pháp luật đề xuất sửa đổi, khắc phục mâu thuẫn chồng chéo. Kịp thời thể chế hóa quy định của Đảng thành pháp luật để khắc phục bệnh sợ trách nhiệm và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung; Nghiên cứu sửa đổi những quy định của pháp luật còn chung chung, thậm chí có mâu thuẫn về cách hiểu và cách áp dụng, nhất là quy định về kinh tế, dân sự để tránh xu hướng “hành chính hóa”, “hình sự hóa” trong thực thi công vụ gây nên tâm lý lo sợ trong thực hiện công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức” - PGS.TS Lê Văn Cường phân tích.

THỦ ĐÔ đi đầu

Tại Hà Nội, vài năm vừa qua, bên cạnh những chuyển biến tích cực trong lãnh chỉ đạo cũng như thực thi công vụ, đâu đó vẫn còn tình trạng trong chỉ đạo, tham mưu, xử lý công việc của nhiều cán bộ, công chức, viên chức bộc lộ những hạn chế, yếu kém, biểu hiện sợ sai, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, trên bảo dưới không nghe. Thực tế này dẫn tới một số công việc trì trệ, giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, còn nhiều phàn nàn của người dân về thực hiện thủ tục hành chính… ảnh hưởng đến sự phát triển chung.

Trong bối cảnh ấy, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 “Về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố”, thể hiện quyết tâm chính trị cao của thành phố trong giải quyết một vấn đề cấp bách đang đặt ra.

Bài 3: Thủ đô tiên phong đi đầu

Theo Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị 24 nhằm khắc phục những hạn chế tồn tại, với quyết tâm tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc. Chỉ thị 24 có thể coi là “thước đo” năng lực, chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể cấp ủy, của người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị.

Chỉ thị 24 có 6 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, yêu cầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở, toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố tập trung thực hiện.

Trong đó có các nội dung: Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, bảo đảm vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm gắn với quy trình hóa, cá thể hoá, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong phân công và thực thi nhiệm vụ, trong từng khâu của quy trình xử lý công việc.

Về công tác cán bộ, yêu cầu phải kiên quyết, kịp thời thay thế, điều chuyển cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ để địa phương, đơn vị phát triển không tương xứng với tiềm năng, vị thế, đầu tư của thành phố, mất đoàn kết nội bộ, tín nhiệm thấp, dư luận cán bộ, đảng viên và đơn thư phản ánh tiêu cực, không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, đến tuổi nghỉ hưu…

Bài 3: Thủ đô tiên phong đi đầu

Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, Chỉ thị 24 được xây dựng kỹ lưỡng, công phu, bài bản, khoa học, bám sát tình hình thực tiễn, các yêu cầu nhiệm vụ của thành phố. Việc tổ chức thực hiện của các ngành, địa phương có tính quyết định để Chỉ thị đi vào cuộc sống. Thành ủy Hà Nội yêu cầu, mỗi đồng chí trong cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức phổ biến, nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Chỉ thị 24 phù hợp với đối tượng cán bộ, đảng viên; Thiết thực, tránh hình thức.

Khi Chỉ thị 24 đi vào đời sống cũng thể hiện thước đo năng lực, chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể cấp ủy, của người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị. Mặt khác, cũng thể hiện người cán bộ đảng viên có tinh thần đổi mới, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của Thủ đô.

Bình luận về việc thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị 24, PGS.TS Lê Văn Cường (Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) nói: “Trong các quy định chung về xây dựng Đảng, từ trước đến nay luôn có đề cập đến vấn đề rèn luyện, tu dưỡng. Tôi nói đơn giản, hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện theo 5 nguyên tắc: Tập trung dân chủ; Đoàn kết thống nhất; Tự phê bình và phê bình; Đảng gắn bó mật thiết với Nhân dân; Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Qua quan sát của tôi, cứ hết một nhiệm kỳ, Đảng ta lại có quy định về thi hành điều lệ Đảng.

Trong đó, có quy định về rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống. Ví dụ như quy định về học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, rồi quy định về nêu gương. Tức là quy định chung thì lúc nào cũng có, nhưng cái quy định riêng về vấn đề chỉ nhận diện căn bệnh sợ trách nhiệm, để rồi khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì đây là lần đầu tiên mà Hà Nội ban hành, trên cơ sở cụ thể hoá các kết luận của Trung ương”.

Thủ đô hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7-8-2023 của Ban Thường vụ Thành ủyBí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu kết luận hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

PGS.TS Lê Văn Cường chỉ rõ hơn: “Nghiên cứu Chỉ thị 24 của Hà Nội, tôi thấy rất phấn khởi. Trước tiên, Chỉ thị số 24 là sự cụ thể hoá những quy định của Đảng. Cụ thể là viện dẫn nhưng quy định chung của Đảng, ví dụ quy định 37 về những điều đảng viên không được làm, quy định 69 về xử lý đảng viên vi phạm. Quan trọng hơn, Hà Nội đã nhận diện, chỉ rõ 25 biểu hiện của bệnh vô trách nhiệm. Ngoài ra, chỉ thị 24 còn cụ thể hoá các biểu hiện trong lãnh đạo, chỉ trong chỉ đạo, trong tổ chức thực hiện. Và đâu là những biểu hiện mà Quy định 69 chưa nhận diện rõ, thì Hà Nội chỉ rõ. Có như thế, Chỉ thị 24 mới thực sự đi vào cuộc sống”.

“Trong việc thực hiện Chỉ thị 24, bản chất cũng là một phép thử. Phép thử thì có thể đúng, có thể sai. Nếu mà lúc nào cũng đúng thì chẳng cần sáng tạo, càng không cần nỗ lực gì cả. Vấn đề phải vì lợi ích chung... Như tôi nói, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu để nhận diện tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Hà Nội đã dũng cảm chỉ ra, chọn ngay điểm đột phá là Sở tài nguyên và Môi trường" - Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh bày tỏ.

Nhận thấy những vấn đề tại đơn vị này, ngay lập tức, Thành uỷ Hà Nội làm việc với Đảng uỷ Sở Tài nguyên và Môi trường, với lãnh đạo sở, để chấn chỉnh. Từ đó quy được trách nhiệm, điều chuyển một loạt cán bộ. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói “anh không làm được thì đứng sang một bên cho người khác làm”.

Qua việc chọn khâu yếu, việc khó để thử thách cán bộ như vậy, thì người không làm được việc sẽ lộ ra ngay, bên cạnh đó, ai làm được việc cũng sẽ tiếp tục phát huy. Qua đó, Thành uỷ Hà Nội nhận thấy, sự vào cuộc của cấp uỷ tại Sở Tài nguyên và Môi trường mang tới bước chuyển tích cực - chứ không phải là theo hướng xấu. Do đó, Hà Nội lấy mô hình đó để nhân rộng ra. Trên cơ sở như vậy, Thành uỷ ban hành Chỉ thị 24, yêu cầu phải phổ biến đến từng chi bộ, từng cán bộ đảng viên, học tập thấm nhuần”.

Phân tích những điểm đổi mới, đột phá của Chỉ thị số 24, PGS.TS Lê Văn Cường chỉ ra: “Thứ nhất là Chỉ thị 24 được phổ biến đến chi bộ, nghĩa là được lan tỏa đến tất cả các đảng viên của Thành uỷ Hà Nội. Thứ hai, một điều tôi khá lưu ý là Thành uỷ Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, các đơn vị cần phải có kế hoạch để thực hiện Chỉ thị này. Chúng ta nhớ rằng, chủ trương 1 thì kế hoạch 10, biện pháp thực hiện 20 - 30, như vậy thì Chỉ thị 24 mới phát huy tác dụng…

Bài 3: Thủ đô tiên phong đi đầu

“Tôi vẫn nhớ lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ bế mạc Đại hội XIII rằng, Đại hội đã thành công về mặt tổ chức là bầu ra được Ban Chấp hành Trung ương rồi, thành công đề ra đường lối chủ trương đúng đắn rồi, nhưng đây mới là bước đầu, quan trọng nhất là tổ chức thực hiện để chủ trương, đường lối mà Đảng đề ra đi vào thực tế cuộc sống. Việc thực hiện này phải thực chất, cân đo được, đếm được, để rồi đến lúc ấy mới dám nói với nhau là lần đầu tiên, chúng ta lấy hạnh phúc của người dân làm mục tiêu phấn đấu. Nghĩa là anh phải mang lại hiệu quả thực tế. Chứ không định tính, chung chung được.

Ngoài ra, Chỉ thị 24 không chỉ là cơ sở giám sát đảng viên, mà còn là cơ sở để nhân dân giám sát cán bộ đảng viên. Nhân dân được quyền giám sát. Quy định tại Chỉ thị 24 rõ ràng rồi, anh làm chưa hết việc là anh sai. Nếu cán bộ, đảng viên làm tốt, dám sáng tạo, dám đột phá vì lợi ích chung, thì căn cứ vào Chỉ thị 24, người đó sẽ được biểu dương xứng đáng” - Chuyên gia cao cấp về Xây dựng Đảng khẳng định.

Bài 3: Thủ đô tiên phong đi đầu

Thực hiện: Vũ Cường

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-3-thu-do-tien-phong-239803.html Vũ Cường Fri, 01 Dec 2023 00:00:05 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-2-noi-dau-tu-khoi-u-ac-tinh-239801.html Bài 2 Nỗi đau từ khối u ác tính span class mb author source TTTĐ span Chỉ thị 24 cán bộ dám nghĩ dám làm dám nhận việc khó là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha Nỗi đau

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

Nhìn thẳng vào thực tế, tại Hà Nội, căn bệnh sợ trách nhiệm, né tránh trong thực thi công vụ gần như đã trở thành “căn bệnh ác tính” tại nhiều địa phương, sở, ban, ngành. Một số “khối u” vỡ ra, để lại hệ luỵ đau lòng. PGS. TS Lê Văn Cường (Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, hậu quả của bệnh sợ trách nhiệm dẫn đến “3 chữ mất”: Mất cán bộ, mất việc và đáng quan ngại nhất là mất niềm tin.

Những nỗi đau từ thực tiễn

Thời gian vừa qua, những vụ cháy xảy ra tại Hà Nội đã gây ra những hậu quả, mất mát vô cùng lớn, đau xót. Nhằm hạn chế những vụ hoả hoạn gây thiệt hại về người và của, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 2237/UBND-ĐT về xử lý đối với các công trình không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trên địa bàn.

Vụ cháy nhà có nhiều căn hộ ở Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội khiến 56 người thương vong là bài học đau xót; đồng thời tiếp tục gióng hồi chuông cảnh báo về công tác PCCC.

Thời gian vừa qua, những vụ cháy xảy ra tại Hà Nội đã gây ra những hậu quả, mất mát vô cùng lớn, đau xót. Nhằm hạn chế những vụ hoả hoạn gây thiệt hại về người và của, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 2237/UBND-ĐT về xử lý đối với các công trình không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trên địa bàn.  Một nội dung đáng chú ý tại Công văn số 2237/UBND-ĐT là: UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình cam kết thực hiện việc khắc phục các tồn tại, quá trình khắc phục cần bảo đảm an toàn cho người và công trình lân cận, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.  Tuy nhiên, thực tế, từ cấp xã phường tới quận, huyện, đâu đó vẫn còn sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thậm chí là thoả hiệp với sai phạm.

Một nội dung đáng chú ý tại Công văn số 2237/UBND-ĐT là: UBND các quận, huyện, thị xã yêu cầu chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình cam kết thực hiện việc khắc phục các tồn tại, quá trình khắc phục cần bảo đảm an toàn cho người và công trình lân cận, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.

Tuy nhiên, thực tế, từ cấp xã phường tới quận, huyện, đâu đó vẫn còn sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thậm chí là thoả hiệp với sai phạm.

thỏa hiệp với sai phạm?

Một ví dụ cụ thể: Tại ngõ 177 Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) đã diễn ra hoạt động xây dựng không được cấp phép, phần xây dựng trái phép lấn chiếm không gian chung, gây mất an toàn PCCC. Sự việc này đã được người dân gửi văn bản tới UBND phường Đội Cấn từ đầu tháng 7/2023.

Ngày 13/7/2023, cán bộ Đội Quản lý trật tự xây dựng và đô thị quận Ba Đình đã lập biên bản ghi nhận hiện trạng vi phạm để “làm căn cứ báo cáo lãnh đạo UBND phường có hướng giải quyết”.

Theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13: “Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản...”.

Về ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13: “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính...”.

Tuy nhiên, mãi đến ngày 29/8/2023 (47 ngày, tính cả cuối tuần), UBND phường Đội Cấn chỉ ban hành “Thông báo về việc tháo dỡ công trình lắp dựng không có giấy phép tại địa chỉ số 177 Đội Cấn”.

Thông báo này yêu cầu đối tượng vi phạm tháo dỡ ngay phần hệ thống khung cột vì kèo tại tầng 4 và phần khung thép quây tôn lợp mái tôn tại tầng 5 không có giấy phép xây dựng. Điều đáng nói, thông báo nói trên không xác định rõ thời hạn thực hiện.

Cho đến thời điểm thực hiện bài viết này, phần khung thép tại tầng 5 của công trình vi phạm vẫn chưa được tháo dỡ. Thậm chí, nó đã được chủ nhà quây tôn và đưa vào sử dụng.

Việc không xử lý dứt điểm vi phạm không chỉ khiến người dân bức xúc mà còn cho thấy kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm trong công việc của một số bộ phận tại quận Ba Đình có dấu hiệu buông lỏng, thờ ơ. Điều này rất có thể sẽ xảy ra tiền lệ xấu.

Như đề cập ở phần trên, việc xây dựng tại ngõ 177 Đội Cấn đã được ghi nhận và xác định là trái phép. Bên cạnh việc vi phạm pháp luật về xây dựng, thì còn có nguy cơ hiện hữu về PCCC.

Trong bối cảnh các vụ cháy trong ngõ nhỏ tại Hà Nội đã gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, mang tới những nỗi đau thương mất mát vô cùng lớn, thì nguy cơ tại ngõ 177 Đội Cấn đáng lý phải được các cấp uỷ, chính quyền xử lý rốt ráo, triệt để.

Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng kể từ thời điểm lập biên bản ghi nhận sự việc đến nay, vi phạm xây dựng tại ngõ 177 Đội Cấn vẫn tồn tại.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND phường Đội Cấn lý giải rằng “phường bận nhiều việc” nên chậm trễ xử lý. Đồng thời, vị lãnh đạo phường Đội Cấn cũng cho biết, một phần nguyên nhân là do “nể nang”.

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”Công trình có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng nhưng không được xử lý dứt điểm theo quy định

Ở cấp quận, huyện, dấu hiệu buông lỏng quản lý trong xây dựng cũng có thể thấy khá rõ ràng. Tại huyện Thạch Thất, nơi mang tiếng là “thủ phủ của chung cư mini” trái phép, tình trạng xây dựng bất chấp các quy định của pháp luật diễn ra công khai khiến người dân bất bình.

Cụ thể, sau vụ hoả hoạn gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) hôm 12/9, đường dây nóng của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã nhận được rất nhiều cuộc gọi của người dân và các sinh viên đang thuê trọ tại các chung cư mini ở khu vực Hoà Lạc, trên địa bàn huyện Thạch Thất. Các cuộc gọi này phản ánh về việc xuất hiện rất nhiều chung cư mini tại các xã Tân Xã, Bình Yên, Thạch Hoà... có dấu hiệu xây dựng vượt tầng, quá mật độ, chưa đảm bảo quy định PCCC.

Trước đó, ngày 29/11/2022, ông Nguyễn Mạnh Hồng - Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất đã ký Công văn số 2246/UBND-QLTrTXDĐT về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt tại các xã, thị trấn. Trong đó, công văn nhấn mạnh “kiên quyết xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật”.

Song, trái với sự chỉ đạo trên văn bản nói trên, thực tế cho thấy các công trình xây dựng vượt tầng, vượt mật độ, không đảm bảo quy định về PCCC mọc lên như “nấm độc sau cơn mưa rào” tại khu vực các xã nói trên.

Những "tòa chung cư mini" như dưới đây mọc lên như “nấm độc sau cơn mưa rào” ở các huyện ngoại thành Hà Nội.

Khảo sát của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy, tại các xã Tân Xã, Bình Yên, Thạch Hoà… tồn tại vài chục chung cư mini cao ngất, ngang nhiên dựng nên trước sự giám sát có phần lỏng lẻo của các cấp chính quyền. Những công trình mới xây này có quy mô từ 7 - 9 tầng, vài chục đến hàng trăm phòng cho thuê.

Kết quả là, sau khi phát hiện sự việc này, ngày 13/10, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp các bên liên quan kiểm tra công trình “Chung cư cao cấp My Home" tại xã Tân Xã; xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Huyện uỷ Thạch Thất sau đó đã đình chỉ nhiệm vụ 3 vị Chủ tịch UBND xã Tân Xã, Bình Yên và Thạch Hoà.

Những ví dụ về sự chậm trễ, chây ỳ và thiếu hiệu quả trong công tác như trên có thể gặp tại nhiều cơ quan, đơn vị, sở ngành. Thực tế đó đã được Thành uỷ Hà Nội “chỉ mặt, đặt tên” nhằm “kê đơn, bốc thuốc” nhằm điều trị hiệu quả, nhanh chóng, dứt điểm.

mất mát lớn nhất là

"mất niềm tin"

Đối với căn bệnh sợ trách nhiệm, PGS.TS Lê Văn Cường (Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) có nhìn nhận sâu sắc và cái nhìn thấu triệt.

PGS.TS Lê Văn Cường thẳng thắn nhận định rằng: “Hai năm trở lại đây, nổi lên hiện tượng khái quát gọn lại là bệnh sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh. Cá nhân tôi cho rằng căn bệnh này có tính khá phổ biến. Ở mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực và mọi địa phương”.

Theo PGS.TS Lê Văn Cường, nguyên nhân của bệnh sợ trách nhiệm cũng có tính 2 mặt. Về mặt tích cực, người cán bộ đó vẫn còn liêm sỉ, cho nên khi thực hiện công vụ, trước một sự việc chưa rõ đúng sai thế nào, người ta chần chừ người đó không dám quyết đoán.

Sự chần chừ, không quyết đoán của cán bộ trong thực thi công vụ có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân khách quan nằm ở chỗ, những quy định của Đảng và pháp luật được nhận định là khá nhiều, dẫn tới hiện tượng chồng chéo. PGS.TS Lê Văn Cường phân tích: “Thành ra, cán bộ bị lạc lối trong một rừng văn bản quy định.

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

Cái tốt là có quy định, nhưng cái không tốt là quy định nhiều quá, nhiều khi dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo, cái sau đá cái trước. Nếu như cán bộ làm theo cái sau, người ta lại lấy cái trước ra làm tiêu chí đánh giá thì cũng làm sai, lại bị kỷ luật”.

Một nguyên nhân khách quan khác là thiếu những quy định về bảo vệ cán bộ dám nói, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn thử thách để làm vì cái chung. Sau Đại hội XII, lần đầu tiên, Bộ Chính trị ban hành Kết luận về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung (Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị). Từ đó, mở đường cho sự đồng bộ hoá về quy định giữa Đảng và Nhà nước, tạo ra đồng bộ liên thông về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Kết quả, ngày 29/9/2023, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 73/2023/NĐ-CP quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Theo PGS.TS Lê Văn Cường, nguyên nhân sâu xa về mặt chủ quan, gốc rễ của bệnh sợ trách nhiệm nằm ở hiện trạng đạo đức cán bộ xuống cấp. Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan, điều tôi sợ nhất đối với phẩm chất của từng cán bộ khi thực thi công vụ là bất chấp. Nghĩa là đạo đức xuống cấp. Nó giống như có đại biểu Quốc hội từng nói là "ăn của dân không từ một cái gì", cho nên là bất chấp tất cả, sẵn sàng vi phạm vì lợi ích nhóm.

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

Vị chuyên gia cao cấp về xây dựng Đảng nói thêm rằng: “Chúng ta thấy rất rõ, nếu đứng trước cùng một sự việc, dù chưa có quy định rõ ràng của pháp luật, người cán bộ đạo đức trong sáng thì sẵn sàng dấn thân, dám quyết, thậm chí dám xé rào. Chúng ta nhớ lại thời kỳ đầu đổi mới, thời điểm bác Võ Văn Kiệt đang giữ vị trí Bí thư Thành uỷ TP HCM. Lúc đó, Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa nhưng nhiêu người dân TP HCM lại không có gạo để ăn - vì ngăn sông cấm chợ, không vận chuyển hàng hoá được.

Trước tình hình đó, Thường vụ Thành uỷ TP HCM họp, đề xuất là đưa người xuống đồng bằng sông Cửu Long để mua gạo. Trong cuộc họp Thường vụ, đồng chí Võ Văn Kiệt nói rõ, đây là “xé rào”, làm sai quy định. Nếu chúng ta làm sai quy định, thì tôi và các đồng chí rất dễ bị kỷ luật. Tuy nhiên, tôi với tư cách là người đứng đầu, tôi sẽ chịu trách nhiệm chung với các đồng chí. Sau đó, Thường vụ Thành uỷ TP HCM giao cho đồng chí Ba Thi làm trưởng đoàn đi thu mua gạo.

“Xé rào” như thế nhưng cái gốc của vấn đề là vì lợi ích chung, chứ không có động cơ vụ lợi. Cho nên, sau này đồng chí Ba Thi mới được tuyên dương là Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, đồng chí Võ Văn Kiệt mới thành Thủ tướng. Đó là dám chịu trách nhiệm, dám quyết đoán - nhưng quan trọng là vì lợi ích chung.

Tuy nhiên, thay vì dấn thân vì lợi ích chung, cán bộ đạo đức xuống cấp, suy thoái, tư tưởng chính trị không vững vàng, thì lợi dụng ngay khe hở, cái việc chưa có quy định chặt chẽ rõ ràng để trục lợi ngay cho cái cá nhân, cho nhóm nhỏ của mình.

Hậu quả của căn bệnh sợ trách nhiệm vô cùng lớn. Ví dụ dễ tưởng tượng thì hệ thống Đảng, chính quyền vận hành như một cỗ máy. Trong trường hợp một mắt xích ách tắc, đình trệ thì tất cả các khâu khác đều đình trệ, thậm chí tê liệt. Căn bệnh sợ trách nhiệm dẫn đến 3 chữ “mất”: Đầu tiên là mất việc (hỏng việc), thứ hai là mất người và thứ ba là mất niềm tin.

Đối với điều mất thứ nhất (mất việc, hỏng việc), PGS.TS Lê Văn Cường lấy ví dụ: “Tôi nói đơn giản, ai cũng biết rằng giải ngân vốn đầu tư công để kéo theo cú hích, tạo ra cái sự thông suốt trong phát triển kinh tế - xã hội thì Quốc hội, Chính phủ nói rất nhiều. Đến giờ, rất nhiều địa phương không đạt mục tiêu. Nói nghe có vẻ hơi ngược đời nhưng là có tiền mà không dám tiêu. Đấy là trì trệ, né trách, đùn đẩy trách nhiệm. Từ cái ách tắc đó, kéo đến đội giá, đội vốn, gây lãng phí vô cùng.

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

Tác hại lớn hơn là tác hại về niềm tin. Chúng ta đang trong thể chế nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền. Mà Đảng không có mục đích, ham muốn gì khác ngoài mục tiêu độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nếu cứ để tình trạng trì trệ, đùn đẩy né tránh trong đội ngũ cán bộ - bản chất là công bộc của dân - thì sẽ mất niềm tin. Tiền, tài sản có thể thu hồi được. Mất niềm tin là mất tất cả. Đây là hậu quả đáng lo, đáng ngại nhất trong việc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.

Nỗi sợ nữa là mất cán bộ, mất đảng viên. Tôi vẫn nhớ một nội dung trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: ...Chỉ qua một đợt dịch, chúng ta mất 3 Ủy viên trung ương, nhiều tướng lĩnh và hàng trăm người vướng vào lao lý, tù tội. Họ đã có nhiều cống hiến nhưng có những lúc đánh mất mình, có những lúc sa ngã - thế là đánh mất tất cả.

Thực hiện: Vũ Cường

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-2-noi-dau-tu-khoi-u-ac-tinh-239801.html Vũ Cường Thu, 30 Nov 2023 00:00:51 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/xu-ly-nghiem-khi-phat-hien-trong-va-su-dung-cay-thuoc-phien-240422.html Xử lý nghiêm khi phát hiện trồng và sử dụng cây thuốc phiện span class mb author source TTTĐ span Tình hình trồng trái phép cây có chứa chất ma túy có diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi lách luật Nếu không được phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ lan rộng Do đó tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường phòng ngừa phát hiện xử lý hành vi trồng cây thuốc phiện cây có chứa chất ma túy trái phép trên địa bàn Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong cuộc chiến chống ma túy, phá bỏ cây thuốc phiện Từng bước xóa bỏ tình trạng trồng và sử dụng cây thuốc phiện tại khu vực miền núi Tạm giữ hình sự người đàn ông trồng hơn 2 nghìn cây thuốc phiện trong vườn nhà Lạng Sơn: Khởi tố 3 đối tượng mua bán cây thuốc phiện Tràng Định, Lạng Sơn: Phát hiện người phụ nữ trồng cây thuốc phiện

Xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật tội phạm ma túy

Theo cơ quan chức năng, có nhiều nguyên nhân khiến việc xử lý các vụ trồng cây cần sa, cây thuốc phiện gặp khó khăn. Đầu tiên, nhận thức của người dân về các loại cây có chứa chất ma túy. Tại nhiều địa phương, người dân có khi trồng cây ma túy theo phong tục tập quán, hoặc để sử dụng trong dân sinh như làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Do đó, Bộ luật Hình sự Việt Nam có 13 điều quy định các tội liên quan đến ma túy. Trong đó, hình phạt cho tội phạm ma túy là rất nghiêm khắc, có đến 2/3 các điều có khung hình phạt tù chung thân và tử hình.

Thu giữ nhiều hạt giống và cây cần sa lớn nhỏ các loại, các dụng cụ để phục vụ việc trồng cây
Thu giữ nhiều hạt giống và cây cần sa lớn nhỏ các loại, các dụng cụ để phục vụ việc trồng cây

Tại Điều 247, Bộ luật Hình sự quy định về tội trồng cây thuốc phiện, cần sa hoặc các loại cây chứa chất ma túy nếu người trồng những loại cây này sẽ bị phạt tù từ 6 tháng – 3 năm khi liên quan đến các trường hợp: Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án mà còn vi phạm; trồng từ 500 – dưới 3.000 cây.

Người nào trồng 3.000 cây trở lên, phạm tội có tổ chức sẽ bị phạt tù từ 3 – 7 năm. Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 – 5 triệu đồng theo khoản 3, Điều 21, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.

Trên cơ sở kế thừa các điều luật của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh và bổ sung nhiều nội dung mới.

Trong đó, tại Điều 5 của Luật phòng chống ma tuý 2021 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm cụ thể như sau: Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy; Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất…

Bắt giữ các đối tượng trồng cây cần sa tại nhà
Bắt giữ các đối tượng trồng cây cần sa tại nhà

Điều đáng chú ý là đối tượng tham gia các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật liên quan đến những chất này hầu hết là thanh, thiếu niên.

Các đối tượng chuyển từ giao dịch, vận chuyển truyền thống sang các phương thức giao dịch điện tử. Thay vì chuyển hàng, giao tiền, chúng thực hiện theo phương thức giao dịch chuyển khoản và ship hàng qua dịch vụ chuyển phát nhanh, việc bán hàng lợi dụng các hội, nhóm trên mạng xã hội để rao thông tin quảng cáo khiến cho công tác đấu tranh với loại tội phạm này càng trở nên khó khăn, thách thức.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới

Xác định công tác phòng chống, kiểm soát ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và phải được duy trì thường xuyên, liên tục, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, có tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, những năm qua, Công an tỉnh Quảng Ninh đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết liên quan đến công tác này.

Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 36-CT/TW (ngày 16/8/2019) về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và kiểm soát ma túy, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 32-CTr/TU, trong đó tập trung chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 314/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 về một số nhiệm vụ giải pháp nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, để nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Phòng, chống ma túy 2021, ngày 28/1/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 688-CV/TU để khắc phục các tồn tại, hạn chế, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh.

Xác định công tác phòng chống và kiểm soát ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, phải được duy trì thường xuyên, liên tục, đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, ngày 5/5/2023, BTV Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.

UBND tỉnh cũng ban hành Kế hoạch số 172/KH-UBND, ngày 7/7/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TU. Trong đó phấn đấu đến năm 2025 có 50% số địa bàn cấp xã (89/177) trên địa bàn tỉnh không có tệ nạn ma túy và 20% địa bàn cấp huyện không có tệ nạn ma túy; xây dựng cộng đồng dân cư, xã phường, thị trấn, nhất là các địa bàn biên giới thành "pháo đài" trong công tác phòng, chống ma túy.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, đơn vị đã chủ động làm tốt công tác tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh như: Tham mưu với Tỉnh ủy Quảng Ninh ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU, ngày 5/5/2023 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về “Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”; Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp số 1009/QĐ-UBND ngày 19/4/2023 về phối hợp thực hiện xác định tình trạng nghiện ma túy địa bàn tỉnh; Tham mưu với UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1260/QĐ-UBND, ngày 17/5/2023 về việc kiện toàn và ban hành Quy chế hoạt động của Tổ công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Tham mưu ban hành Kế hoạch số 75/TCTLN, ngày 17/5/2023 của Tổ công tác liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy năm 2023...

Công an tỉnh Quảng Ninh cũng ban hành Kế hoạch số 4351 ngày 30/6/2023 về kiểm tra, phòng ngừa người lao động tỉnh ngoài đến làm việc vi phạm pháp luật về ma túy trên địa bàn Quảng Ninh.

Công an huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) phát hiện cây cần sa trồng tại nhà của đối tượng
Công an huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) phát hiện cây cần sa trồng tại nhà của đối tượng

Công an tỉnh Quảng Ninh liên tục tổ chức các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tệ nạn ma túy, "Năm hành động phòng, chống ma túy"... nên tình hình tội phạm, tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh đã được kiềm chế và kiểm soát chặt chẽ, các vụ phát hiện chủ yếu là mua bán, tàng trữ nhỏ lẻ, liên tỉnh, nguồn ma túy xâm nhập vào địa bàn tỉnh chủ yếu từ các tỉnh lân cận, giáp ranh; chưa phát hiện, xử lý vụ việc mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới.

6 tháng đầu năm 2023, lực lượng công an đã phát hiện 54 vụ, 162 đối tượng phát hiện bắt giữ xử lý tội phạm về chứa chấp, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh tăng cao so với giai đoạn trước.

Do lực lượng chức năng tăng cường bắt giữ, xử lý nên quy mô, tính chất, số đối tượng tham gia có xu hướng giảm và địa điểm tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy đa dạng hơn, có xu hướng dịch chuyển từ các quán bar, karaoke sang khách sạn, chung cư, phòng trọ, lán trại công nhân...

Địa bàn phát hiện bắt giữ, xử lý các vụ tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy chủ yếu thuộc 4 thành phố và 2 thị xã, cụ thể: Hạ Long 13 vụ, Đông Triều 10 vụ, Cẩm Phả, Móng Cái, Quảng Yên mỗi nơi 7 vụ, Uông Bí 4 vụ, Vân Đồn 3 vụ, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà mỗi nơi 1 vụ.

6 tháng đầu năm đã phát hiện 10 vụ 26 đối tượng mua bán trái phép ma túy mới loại ADB-Butinaca và một số loại ma túy dạng cần sa tổng hợp. Điển hình: Ngày 26/5/2023, CATP Hạ Long phát hiện bắt giữ, xử lý hình sự 1 nhóm gồm 10 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy dưới dạng thuốc lá Chill, tổng số tang vật thu giữ 1057 điếu thuốc lá Chill và 8,5kg thực vật khô có chứa chất ma túy.

Lực lượng Công an đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Biên phòng, Hải quan trong đấu tranh phòng, chống ma túy, phát huy được tinh thần, trách nhiệm, quyết tâm, quyết liệt trong tấn công, trấn áp tội phạm ma túy.

Nhờ đó, công tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý đạt được nhiều kết quả tích cực, đột phá, đã ngăn chặn ma túy thẩm lậu qua tuyến biên giới, cửa khẩu vào địa bàn tỉnh, triệt phá được nhiều đường dây, ổ nhóm mua bán, vận chuyển ma tuý liên tỉnh, không để hình thành các điểm, tụ điểm phức tạp về ma tuý gây dư luận xấu, bức xúc trong quần chúng nhân dân.

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/xu-ly-nghiem-khi-phat-hien-trong-va-su-dung-cay-thuoc-phien-240422.html Phương Thu Wed, 29 Nov 2023 01:00:17 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/chan-doan-benh-so-trach-nhiem-va-cach-chua-tri-239788.html Chẩn đoán bệnh sợ trách nhiệm và cách chữa trị span class mb author source TTTĐ span Đại dịch COVID 19 trở thành liều thuốc thử năng lực cũng như đạo đức của cán bộ đảng viên Thực tế nhiều người đã bị kỷ luật nặng hơn là vướng vào vòng lao lý Sợ trách nhiệm nhiều cán bộ đảng viên co mình trốn tránh Trước thực trạng đó Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 24 được kỳ vọng là liều thuốc trị căn bệnh sợ trách nhiệm Trách nhiệm

Chẩn đoán bệnh “sợ trách nhiệm” và cách “chữa trị”

Bài 1: "Liều thuốc thử"

năng lực cán bộ

LTS: Đại dịch COVID-19 trở thành liều thuốc “thử” năng lực cũng như đạo đức của cán bộ, đảng viên. Thực tế, nhiều người đã bị kỷ luật, nặng hơn là vướng vào vòng lao lý. Sợ trách nhiệm, nhiều cán bộ, đảng viên co mình, trốn tránh. Trước thực trạng đó, Thành ủy Hà Nội đã ban hành “Chỉ thị 24” - được kỳ vọng là "liều thuốc" trị "căn bệnh sợ trách nhiệm".

Trong bài Đạo đức cách mạng đăng trên Tạp chí Học tập số 12, năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo, vì để cho chủ nghĩa cá nhân "chớm nở", cho nên có cán bộ "muốn địa vị cao nhưng lại sợ trách nhiệm nặng"; Dần dần tính tích cực, dũng khí và phẩm chất tốt đẹp bị kém sút. Khi còn là cán bộ công tác ở Tạp chí Cộng sản, năm 1973, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, nay là Tổng Bí thư đã có bài “chẩn đoán bệnh sợ trách nhiệm", phân tích rõ căn nguyên tình trạng này.

Dẫn ra như thế để thấy, sợ tránh nhiệm là căn bệnh kinh niên trong cán bộ do yếu kém chuyên môn, thiếu tinh thần trong công tác mà làm việc cầm chừng, bảo thủ vì sợ sai, ỷ vào tập thể vì sợ liên lụy cá nhân; Trong sinh hoạt Đảng thì né tránh tự phê bình và phê bình vì sợ mất lòng nhau… Triệu chứng của "căn bện"h ấy hiện nay ngày càng lộ rõ hơn. Thực chất đó là việc chỉ chăm chăm lo cho mình.

Những năm gần đây, “sợ trách nhiệm” lại được nhắc đến rất nhiều lần, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.

Liều thuốc thử “nóng lên”

Chỉ trong nửa đầu tháng 8/2021, hàng loạt thông tin đình chỉ cán bộ vì lơ là trong công tác phòng chống dịch COVID-19 xuất hiện trên các trang báo Trung ương và địa phương.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, đây là lúc những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy cao độ vai trò của người đứng đầu, đặc biệt ở cấp gần và sát với dân nhất.

Tại điểm nóng phòng chống dịch COVID-19 ở TP HCM, Chủ tịch UBND Quận 8 đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch UBND phường 15 và điều chuyển công tác đối với Chủ tịch UBND phường 16 nhằm kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

trách nhiệm Phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu
Phiên tòa xét xử vụ chuyến bay giải cứu. Ảnh: Việt Hùng.

Sau đại dịch, Nhân dân bày tỏ sự bất bình, lên án mạnh mẽ, phẫn nộ đối với những hành vi trục lợi trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao, có sự tiếp tay, bao che của một số cán bộ, đảng viên. Đồng thời, mong muốn các cơ quan chức năng tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm, bị can bỏ trốn; Công khai, minh bạch kết quả điều tra, xét xử để Nhân dân giám sát.

Những đợt sóng dồn dập khiến từ khóa “sợ sai, sợ trách nhiệm”, chỉ trong tích tắc hiện lên hàng triệu kết quả được tìm thấy. Điều này chứng tỏ độ “nóng” của hiện tượng này trên các diễn đàn, thậm chí nhiều cán bộ, đảng viên còn có tư tưởng “thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước hội đồng xét xử”, hay “bị phê bình vì làm chậm, chưa hoàn thành nhiệm vụ còn hơn bị kỷ luật, hoặc có thể bị truy cứu hình sự”.

“Sợ trách nhiệm” thành "bệnh trầm kha"

Nhắc lại về bài viết “Bệnh sợ trách nhiệm” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến căn bệnh này cách đây tròn 50 năm đã vạch ra những biểu hiện của căn bệnh nguy hiểm mà đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự: “Nhiệm vụ trước mắt đòi hỏi mọi người phải có tinh thần trách nhiệm rất cao, nhưng hiện nay trong cán bộ, đảng viên còn có những đồng chí sợ trách nhiệm. Người sợ trách nhiệm thường làm việc một cách cầm chừng cho “đủ bổn phận”. Bài viết chỉ rõ: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, về phẩm chất cách mạng của người cán bộ, đảng viên, bởi vì sợ trách nhiệm tức là muốn yên thân, né tránh khó khăn, là thiếu tính chiến đấu, thiếu dũng khí cách mạng, là trái với tinh thần dám xả thân vì sự nghiệp cách mạng, quyết đấu tranh xóa bỏ áp bức bóc lột, xóa bỏ nghèo đói và dốt nát, đấu tranh kiên cường, không mệt mỏi cho nhiệm vụ thực hiện thắng lợi cương lĩnh chính trị của Đảng”.

Căn bệnh sợ sai, sợ trách nhiệm đúng như Tổng Bí thư “chẩn bệnh” thuộc về ý thức tư tưởng.

trách nhiệm Chẩn đoán bệnh “sợ trách nhiệm” và cách “chữa trị”

Chưa bao giờ, căn “bệnh sợ trách nhiệm” lại được nhắc đến nhiều như gần đây. Vì cán bộ sợ trách nhiệm mà nhiều dự án và cả “những việc cần làm ngay” cũng bị đùn đẩy, né tránh. Hệ lụy rõ nhất được chứng minh sau đại dịch COVID-19 là thuốc, trang thiết bị y tế có lúc thiếu trầm trọng, nhưng nhiều bệnh viện không dám tổ chức đấu thầu; Nhiều công trình dự án nằm bất động dù tiền không thiếu, nhưng không giải ngân được...

Lý giải nguyên nhân của căn bệnh này, không ít người cho rằng, do đấu tranh phòng, chống tham nhũng quyết liệt, cán bộ bị xử lý nhiều, cho nên một bộ phận không dám làm, không dám quyết, kể cả những việc thuộc thẩm quyền của mình.

"Cần phải xác định được nguyên phát của căn bệnh này mới có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả"!

- Đại biểu Trần Quốc Tuấn -

trách nhiệm Đại biểu Trần Quốc Tuấn

Tại kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV, ngày 31/5/2023, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Đoàn Trà Vinh) bày tỏ, tâm lý sợ trách nhiệm của cán bộ lan rộng từ Trung ương đến địa phương và tiếp tục lan rộng từ khu vực công sang khu vực tư. Do vậy, cần phải xác định được nguyên phát của căn bệnh này mới có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả, đồng nghĩa với việc chúng ta cần phân hóa, phân định rõ một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm ấy gồm những kiểu cán bộ nào và nguyên nhân nào dẫn đến sự tồn tại của một bộ phận cán bộ sợ trách nhiệm như thế?

Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho rằng có hai nhóm cán bộ: “Một là, cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, cán bộ không muốn làm vì không có lợi ích gì. Hai là, cán bộ sợ vi phạm pháp luật nên không dám làm”.

"Đã sợ sai còn né tránh, đùn đẩy"!

trách nhiệm Chẩn đoán bệnh “sợ trách nhiệm” và cách “chữa trị”

- Đại biểu Vũ Trọng Kim -

Còn đại biểu Vũ Trọng Kim (Nam Định) nêu rõ, tình trạng cán bộ sợ sai, không dám làm nên bỏ bê công việc là vấn đề có thật. Đại biểu tâm tư: “Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu”. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, vấn đề sợ sai chưa đề cập tới mức, đã sợ sai còn né tránh, đùn đẩy, cái gì thuận lợi thì nhận vào bản thân, còn khó khăn thì đẩy cho tổ chức, người khác và bên ngoài... Đại biểu cho rằng, có nguyên nhân nhạy cảm nhất, đó là có một bộ phận cán bộ sợ rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng mạnh lên thì cán bộ nhụt chí, không dám làm!

Thực tế cho thấy, từ Đại hội XII của Đảng đến nay, với quan điểm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã được Đảng, Nhà nước ta tiến hành công khai, minh bạch, quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong 10 năm qua đã đưa 977 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở nhiều cấp độ.

Hàng loạt cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý; Nhiều cán bộ lãnh đạo các tỉnh, thành phố đã nghỉ hưu nhưng do mắc sai phạm trước đó vẫn bị xử lý kỷ luật, có người đã bị xử lý hình sự về chức vụ trong Đảng, chính quyền...

trách nhiệm Chẩn đoán bệnh “sợ trách nhiệm” và cách “chữa trị”

Giải trình tại phiên thảo luận Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV, ngày 31/5/2023, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết có 4 nguyên nhân cơ bản của căn bệnh “sợ trách nhiệm”, né tránh, đùn đẩy: Một là, nhận thức và ý thức trách nhiệm, cũng như năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ, công chức bị hạn chế. Hai là, việc nêu gương của một số cán bộ đứng đầu chưa được phát huy một cách nghiêm túc; Thể chế, chính sách còn bất cập, chồng chéo, chậm sửa đổi một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Ba là, quy chế, phối hợp giữa các bộ, địa phương vẫn còn một số mặt chưa kịp thời, đồng bộ, thống nhất. Bốn là, kỷ cương, kỷ luật đang được siết chặt lại, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang được đẩy mạnh và hàng loạt cán bộ, công chức bị kỷ luật, khởi tố, truy tố dẫn đến tâm lý một bộ phận cán bộ, công chức sợ sai, sợ trách nhiệm.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng: “Dù bất kỳ nguyên nhân nào cũng cần phải thống nhất hiện trạng này là vi phạm, sai phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, là biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị, cần nghiêm khắc phê phán, triệt tiêu”.

Phải nói rằng, căn bệnh “sợ trách nhiệm” thu mình, thụ động, dè chừng, ngại đưa ra quyết định ngày càng nặng hơn. Theo nhiều chuyên gia tâm lý, nói đi cũng phải ngẫm lại rằng, có những lý do khiến cán bộ, công chức không dám làm vì không biết làm thế nào cho đúng. Văn bản pháp luật vẫn còn những chỗ chưa rõ, sơ hở, mâu thuẫn, hỏi cấp trên thì được trả lời rất chung chung: Cứ theo quy định của pháp luật mà làm.

Có những việc người thực thi hiểu luật và giải quyết công việc một cách, nhưng người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra lại hiểu luật và đánh giá công việc theo một cách khác thì người thực thi công vụ nhất định sẽ gặp rắc rối.

Do vậy, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo ra hành lang pháp lý để khuyến khích mọi người tự tin làm việc, thì rất cần có những cú hích, đột phá phù hợp với từng địa bàn, từng cấp, từng ngành, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội.

trách nhiệm Chẩn đoán bệnh “sợ trách nhiệm” và cách “chữa trị”

Thực hiện: Vũ Cường

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/chan-doan-benh-so-trach-nhiem-va-cach-chua-tri-239788.html Vũ Cường Wed, 29 Nov 2023 00:00:11 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/ngan-chan-tinh-trang-trong-su-dung-can-sa-trai-phep-240421.html Ngăn chặn tình trạng trồng sử dụng cần sa trái phép span class mb author source TTTĐ span Những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh đã đẩy mạnh phát hiện và triệt phá việc trồng cây cần sa cây có chứa chất ma tuý Trong nhiều vụ việc các đối tượng trồng cây chứa chất ma túy không chỉ diễn ra ở địa bàn biên giới hẻo lánh như những năm trước đây mà còn xuất hiện ở các thành phố Hà Nội: Tạm giữ hình sự đối tượng trồng cần sa để bán Cặp vợ chồng trồng cần sa trong nhà để bán Quảng Ninh: Bắt khẩn cấp đối tượng trồng cần sa tại nhà để tiêu thụ Hải Phòng: Phát hiện vụ trồng cần sa trong khu vực đầm nuôi tôm

Nhiều thủ đoạn tinh vi trồng cây thuốc phiện

Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an, tình trạng tái trồng cây chứa chất ma tuý ở nước ta đang có diễn biến phức tạp bởi hiện nay tình trạng này không chỉ ở miền núi mà còn diễn ra ngay cả khu vực đồng bằng, thậm chí ở các thành phố lớn.

Các đối tượng ngụy trang kín đáo, tinh vi, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao để trồng cây cần sa. Trong 6 tháng đầu năm nay, công an tỉnh Bình Phước, An Giang, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Phòng, Bình Thuận, Quảng Ninh…đã triệt phá nhiều vụ trồng cần sa trái phép, phá bỏ hàng nghìn cây cần sa, thu giữ và tiêu hủy tổng cộng 296,4kg cần sa tươi mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ lợi nhuận.

Công an TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) thu giữ cây cần sa do đối tượng trồng trên mái nhà
Công an TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) thu giữ cây cần sa do đối tượng trồng trên mái nhà

Trong đó có những vụ việc mà các đối tượng trồng cây cần sa với một quy mô khép kín, phương thức xảo quyệt hơn. Các đối tượng bắt đầu biết sử dụng những công nghệ tiên tiến để áp dụng trồng cây cần sa, từ gieo hạt, cây nhỏ, cây to rồi khai thác, chế biến luôn để đưa ra thị trường.

Những năm trước đây, Quảng Ninh là địa bàn trung chuyển ma túy lớn bởi có vị trí địa lý đặc biệt, đường biên giới cả trên bộ và trên biển đều dài, nhiều đường mòn, lối mở.

Từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng công an toàn tỉnh Quảng Ninh bắt giữ, xử lý 228 vụ/605 đối tượng, trong số vật chứng thu giữ heroin chỉ chiếm số ít, phần lớn là ma túy tổng hợp, cần sa khô và ADB-Butinaca; Triệt phá, xử lý hình sự 48 ổ nhóm/180 đối tượng và 30 đối tượng tham gia vào 8 đường dây mua bán trái phép chất ma túy từ tỉnh ngoài về Quảng Ninh tiêu thụ, thu giữ 16,45g heroin, 991,42g ma túy tổng hợp các loại; Phát hiện, xử lý hình sự 40 vụ/123 đối tượng tổ chức sử dụng, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy.

Giữ vững thành quả và đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống, kiểm soát ma túy vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân và vì tương lai của thế hệ trẻ”, các cấp uỷ, chính quyền và người dân Quảng Ninh đã và đang chung tay “triệt cung, giảm cầu”, ngăn chặn tác hại từ “cái chết trắng”.

Đặc biệt, hiện nay, sự xuất hiện của nhiều loại ma túy mới, với thủ đoạn của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đang khiến cuộc đấu tranh với tệ nạn ma túy càng thêm khó khăn, phức tạp.

Đối tượng liên tiếp phát hiện trồng cần sa trong nhà kính

Cần sa là cây có chất kích thích bị kiểm soát nghiêm ngặt hầu như ở các nước trong đó có Việt Nam. Hành vi trồng các loại cây có chất ma túy là vi phạm pháp luật bởi gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân, cộng đồng. Hơn thế, nếu không phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi này có nguy cơ lan rộng, bị tội phạm lợi dụng vào hoạt động sản xuất ma túy trái phép, gây bất ổn an ninh trật tự.

Không chỉ mua bán các loại cần sa đã thành phẩm, rất nhiều đối tượng còn mua hạt rồi gieo trồng ở bất cứ nơi nào có thể, từ bồn hoa đến chậu kiểng, để cung cấp cho dân nghiện hàng “cỏ”. Tình trạng trồng trái phép các loại cây chứa chất ma túy đang tác động tiêu cực đến tình hình an ninh địa bàn và gây nguy hiểm cho xã hội.

Đối tượng Nguyễn Tiến Quý trồng cây cần sa trong nhà bị Công an TP Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) bắt giữ
Đối tượng Nguyễn Tiến Quý trồng cây cần sa trong nhà bị Công an TP Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) bắt giữ

Tháng 7/2022, Công an TP Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) vừa bắt khẩn cấp Nguyễn Tiến Quý (tổ 1, khu Diêm Thủy, Cẩm Bình, TP Cẩm Phả) về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Khám xét khẩn cấp chỗ ở của Nguyễn Tiến Quý, cơ quan công an phát hiện, thu giữ nhiều hạt giống, cây cần sa lớn, nhỏ các loại; Dụng cụ phục vụ việc trồng cây, chế biến thành phẩm chất ma túy như: Hệ thống chiếu sáng, giàn lạnh, phân bón, túi nilon và cân…

Đối tượng đã khai nhận mua hạt giống, công cụ trên mạng về rồi đem trồng. Một đợt thu hoạch cây cần sa từ 5 - 6 tháng. Sau khi thu hoạch, chế biến, Quý đóng gói ma túy vào túi ni lông rồi đem bán cho những người có nhu cầu. Ngoài trồng cây cần sa tại chỗ ở, Nguyễn Tiến Quý còn thuê một ngôi nhà riêng tại khu Nam Sơn 1, phường Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả để trồng 36 cây cần sa lớn tại đây.

Hồ sơ của Công an TP Cẩm Phả cho thấy đây không phải là lần đầu đối tượng Quý bị phát hiện trồng trái phép cây cần sa được phát hiện. Điều đáng lo ngại là đối tượng ngày càng “nâng cấp” các thủ đoạn để trồng cây cần sa với tiêu chuẩn, công nghệ của nước ngoài.

Trước đó, vào tháng 5/2021, Nguyễn Tiến Quý từng bị Công an TP Cẩm Phả phát hiện, xử phạt hành chính về hành vi trồng 50 cây cần sa trong nhà kính có điều hòa nhiệt độ tại ngôi nhà tại địa chỉ tổ 1, khu Diêm Thủy, phường Cẩm Bình, TP Cẩm Phả.

Số cây cần sa này được Quý trồng đã 3 tháng, từ những hạt giống Quý mua trên mạng. Để tránh bị phát hiện, Quý đã trồng cần sa trong nhà kín, có lắp hệ thống tưới tiêu, đèn điện chiếu sáng và cả điều hòa nhiệt độ. Mặc dù đã được giáo dục, nhắc nhở nhưng do hám lợi nên Quý vẫn tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội, mở rộng quy mô sản xuất tinh vi hơn.

Các đối tượng phạm tội về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hoạt động với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Các đối tượng sử dụng mạng xã hội (facebook, zalo, telegram...) để liên lạc, trao đổi việc mua bán ma túy và sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến như internet banking, ví điện tử để thực hiện giao dịch, mua bán ma túy, cần sa.

Trước tình trạng một số đối tượng tự trồng và rao bán cần sa trên mạng xã hội mà cơ quan chức năng đã phát hiện được trong thời gian vừa qua, đã cho thấy, cần sa đang trở nên khá phổ biến trong giới trẻ. Đáng lo ngại là, nguồn cung cấp cần sa rất có thể từ những đối tượng trồng cần sa nhỏ lẻ như đối tượng Quý nêu trên.

Nhiều thủ đoạn tinh vi trồng cây thuốc phiện trong nhà
Nhiều thủ đoạn tinh vi trồng cây thuốc phiện trong nhà

Nếu không có chế tài xử lý mạnh các đối tượng trồng cần sa, kể cả những đối tượng trồng với qui mô nhỏ thì sẽ không đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa. Có như vậy mới chấm dứt tình trạng nhen nhóm trồng cây cần sa tại gia đình.

Để phát hiện và ngăn chặn loại hình tội phạm này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tích cực đến đông đảo người dân, các cấp chính quyền cơ sở, làm sao để họ nhận biết được cây cần sa hoặc các loại cây gây nghiện khác.

Chính nhân dân sẽ là mạng lưới thông tin quan trọng để phát hiện bọn tội phạm. Nhất là đối với người dân, khi phát hiện có dấu hiệu xuất hiện bất thường của các đối tượng len lút trồng các loại cây cần sa cần báo ngay cho cơ quan chức năng để có hướng xử lý, ngăn chặn ngay từ đầu. Thêm vào đó, các cán bộ chính quyền, Công an cơ sở phải đề cao cảnh giác với các vườn cây lạ, các vườn cây thuốc, thậm chí là các căn nhà bỏ hoang.

Trước thực trạng trên, thời gian qua, Công an tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho lực lượng chuyên trách như công an xã, công an viên thường trực, tuyên tuyền cho người dân nhận biết tác hại, đặc điểm nhận biết cây cần sa nhằm huy động lực lượng vào công tác tuyên truyền, đấu tranh phòng chống việc trồng cần sa.

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/ngan-chan-tinh-trang-trong-su-dung-can-sa-trai-phep-240421.html Phương Thu Thu, 23 Nov 2023 06:00:21 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/giu-tien-ho-tro-chu-tich-xa-luan-chuyen-lam-chu-tich-xa-khac-237906.html Giữ tiền hỗ trợ chủ tịch xã luân chuyển làm chủ tịch xã khác strong TTTĐ – Liên quan đến việc giữ tiền hỗ trợ của người dân thôn Đăk Bối ông Lê Bá Thế Chủ tịch UBND xã Mường Hoong đã được luân chuyển qua làm Chủ tịch UBND xã Đăk Kroong huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum strong Nghệ An: Khởi tố nữ chủ tịch xã cùng thuộc cấp Nghệ An: Khởi tố Phó Chủ tịch UBND xã do chi trả sai tiền hỗ trợ lũ lụt Đánh Phó Chủ tịch UBND xã chấn thương sọ não, giám đốc doanh nghiệp bị tạm giam
Kon Tum: “Ém tiền” hỗ trợ, chủ tịch xã này được điều chuyển qua xã khác
UBND xã Mường Hoong, nơi ông Lê Bá Thế từng công tác và bị tố "giữ" tiền hỗ trợ của người dân thôn Đăk Bối với số tiền 568 triệu đồng (Ảnh: Trần Nghĩa)

Theo nguồn tin của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, UBND huyện Đăk Glei đã có báo cáo 716/BC-UBND về kết quả xử lý thông tin phản ánh liên quan đến việc giữ tiền hỗ trợ của người dân trên địa bàn huyện.

“Giữ” tiền hỗ trợ của người dân

Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt tại quyết định 741/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 có tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng để xây dựng 4 điểm tái định cư tập trung và 2 điểm tái định cư tại chỗ.

Dự án này đã được UBND huyện Đăk Glei giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng (QLDA ĐTXD) huyện làm chủ đầu tư.

Theo đó, đối với 2 điểm tái định cư tại chỗ, hộ gia đình nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai, nguy cơ ngập lụt, sạt lở không còn quỹ đất xây dựng khu tái định cư để di chuyển thì được hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ, để nâng cấp nhà ở hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai khác.

Tại thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong có 71 hộ đủ điều kiện được hỗ trợ tái định cư tại chỗ theo đề nghị của UBND xã Mường Hoong.

Kon Tum: “Ém tiền” hỗ trợ, chủ tịch xã này được điều chuyển qua xã khác
Người dân thôn Đăk Bối bức xúc vì được hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ nhưng lại bị "giữ" lại 8 triệu đồng (Ảnh: Trần Nghĩa)

Ngày 10/10/2019, Ban QLDA ĐTXD huyện (chủ đầu tư) đã phối hợp với UBND xã Mường Hoong chi tiền hỗ trợ cho các hộ gia đình trên với số tiền 710 triệu đồng (10 triệu đồng/hộ) để nâng cấp nhà ở, hoặc mua vật dụng phòng chống thiên tai khác ổn định cuộc sống tại chỗ.

Tuy nhiên, chủ tịch UBND xã Mường Hoong (ông Lê Bá Thế - PV) và đại diện ban, ngành thôn Đăk Bối đã “giữ" lại số tiền 568 triệu (71 hộ x 8 triệu đồng/hộ) sử dụng hỗ trợ tiền cây cối, hoa màu cho các hộ dân đã hiến đất làm khu tái định cư và thuê máy san ủi mặt bằng khu tái định cư.

Nội dung báo cáo về kết quả xử lý thông tin phản ánh của UBND huyện Đăk Glei cho biết, việc thực hiện san ủi mặt bằng khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép là trái quy định của pháp luật đất đai, đầu tư xây dựng và không đúng với quy hoạch tổng thể bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Kon Tum (giai đoạn 2015 – 2020) định hướng đến năm 2025 của UBND tỉnh.

Kon Tum: “Ém tiền” hỗ trợ, chủ tịch xã này được luân chuyển qua xã khác

71 hộ dân thôn Đăk Bối đủ điều kiện nhận tiền hỗ trợ nhưng đã bị xã Mường Hoong "giữ" lại 568 triệu đồng (Ảnh: Trần Nghĩa)

Đáng chú ý, sau khi Ban QLDA ĐTXD báo cáo về kết quả kiểm tra các khu tái định cư tại chỗ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), UBND xã Mường Hoong đã không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei (bà Y Thanh – PV) để có biện pháp xử lý kịp thời, dẫn đến gây dư luận xấu kéo dài trong nhân dân.

Kết quả kiểm tra xác định, phòng NN&PTNT huyện có 3 cá nhân liên quan. Trong đó, 1 cá nhân là công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, bà Đinh Thị Y Ngọc (Phòng NN&PTNT) và ông Phan Thanh Hòa (Phó Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch huyện). Cả 3 cá nhân này bị yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm; tập thể lãnh đạo xã Mường Hoong cũng bị yêu cầu kiểm điểm rút kinh nghiệm.

Trường hợp ông Lê Bá Thế, Chủ tịch UBND xã Mường Hoong, sau khi UBND huyện ban hành thông báo số 172, ông Thế đã lấy “tiền cá nhân” hoàn trả lại số tiền 568 triệu đồng cho nhân dân thôn Đăk Bối.

Bên cạnh đó, UBND xã Mường Hoong đã chỉ đạo hoàn trả lại hiện trạng mặt bằng ban đầu và phối hợp các ngành đoàn thể tuyên truyền cho người dân tiếp tục sản xuất, canh tác, chăn nuôi tại vị trí đã san ủi trước đó.

Đối với Ban QLDA ĐTXD huyện, ông Nguyễn Văn Hiềng, Giám đốc Ban QLDA ĐTXD được xác định có liên quan đến khuyết điểm, tồn tại nêu trên và tự nhận hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm.

“Dính” sai phạm được luân chuyển qua làm chủ tịch xã khác

Theo kết luận của bà Y Thanh, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei, tập thể lãnh đạo các đơn vị, các cá nhân liên quan trong vụ việc đã thực hiện không đầy đủ các nhiệm vụ được giao, không thực hiện đúng mục đích ban đầu của Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đăk Glei đối với điểm tái định cư tại chỗ thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong, dẫn đến làm giảm sút uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, gây dư luận xấu trong nhân dân.

Kon Tum: “Ém tiền” hỗ trợ, chủ tịch xã này được điều chuyển qua xã khác
Mặc dù "dính" sai phạm làm giảm sút uy tín của cá nhân, cơ quan và gây dư luận xấu kéo dài trong nhân dân nhưng ông Lê Bá Thế lại được điều động qua làm Chủ tịch UBND xã Đăk Kroong (Ảnh: Trần Nghĩa)

Nguồn tin của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết, ông Lê Bá Thế đã được Huyện ủy Đăk Glei điều động, luân chuyển và giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum).

Ông Lê Bá Thế, xác nhận với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô: “Ngày 10 thì mình về và đến, ngày 13/10 thì có quyết định. Theo điều động, luân chuyển sẽ giữ chức vụ Chủ tịch xã Đăk Kroong".

Dư luận cho rằng, những sai phạm đã làm giảm sút uy tín của cá nhân, cơ quan và gây dư luận xấu kéo dài trong nhân dân, nhưng các cá nhân, tập thể lại chỉ bị kiểm điểm rút kinh nghiệm, đặc biệt ông Lê Bá Thế lại được điều động, luân chuyển qua làm chủ tịch UBND xã khác thì việc xử lý đã đúng tính chất, mức độ vi phạm hay không?

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/giu-tien-ho-tro-chu-tich-xa-luan-chuyen-lam-chu-tich-xa-khac-237906.html Trần Nghĩa Fri, 10 Nov 2023 03:52:05 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/huyen-tich-ve-ngoi-dinh-thieng-ben-dong-song-me-237756.html Huyền tích về ngôi đình thiêng bên dòng sông Mẹ span class mb author source TTTĐ span Đình Chèm phường Thuỵ Phương quận Bắc Từ Liêm Hà Nội được đông đảo giới nghiên cứu công nhận là một trong những công trình tâm linh độc đáo nhất của Thủ đô về mặt kiến trúc xây dựng và đặc biệt là phong thuỷ Cả ngàn năm qua nơi đây vững vàng bên bờ sông Hồng như cọc tiêu kiên cường che chắn cho đất Thăng Long Chú trọng phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

Đức Thánh hộ quốc, an dân

Sông Hồng được mệnh danh là dòng sông Mẹ, chứa đựng phù sa, mang tới sự trù mật.

Tuy nhiên, những con sóng rầm rì ngày đêm vỗ ộp oạp vào bờ cũng mang theo lời cảnh báo rằng sông Mẹ cũng đôi khi tiềm ẩn sự phá hoại khó lường.

Bằng chứng là, trong lịch sử, đã ghi nhận không ít lần con nước dữ phá tung đê bao, gây ngập lụt và mất mát.

Từ ngã ba Bạch Hạc (Phú Thọ), xuôi theo bờ Nam sông Hồng về tới trung tâm Hà Nội, đình Chèm là công trình tâm linh duy nhất nằm phía ngoài đê, sát với mép nước vẫn sừng sững tồn tại suốt cả quãng thời gian hàng trăm năm. Phải chăng, sức mạnh nào đó đã bảo vệ, che chở cho ngôi đình trước những con thịnh nộ của dòng sông Mẹ?

Huyền tích về ngôi đình thiêng bên dòng sông Mẹ
Đình Chèm (phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) thờ Đức Thánh Lý Ông Trọng

Đem câu hỏi này để tìm lời giải đáp với các cụ cao niên tại làng Chèm, chúng tôi nhận được câu trả lời chắc nịch: “Nhờ sự phù hộ độ trì của đức Thánh Chèm – ngài Lý Ông Trọng, nên ngôi đình cũng như người dân địa phương đời đời được bình an, hưởng phúc”.

Theo ngọc phả của Đình Chèm, Đức Thánh Chèm Lý Ông Trọng là một trong "Tứ Đại Trụ Thần" (tức là bốn vị thần tối linh ở nước ta được cho là "Hương, Bổng, Đổng, Đằng". Trong đó, Hương là Thuỵ Hương Lý Thân – Đức Thánh Chèm, Bổng là Phù Đổng Thiên Vương, Đổng là Huyền Thiên Trấn Vũ, Đằng là vua Mây họ Phạm). Ngài tên thật là Lý Thân, sinh ra tại làng Chèm, nay thuộc Thuỵ Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ngài sống vào cuối đời Hùng Vương thứ 18 và những năm đầu dưới thời An Dương Vương.

Huyền tích về ngôi đình thiêng bên dòng sông Mẹ
“Đình Chèm ngày nay được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, tiền nhị hậu công với đa dạng các hạng mục công trình, tạo nên một quy mô bề thế" - PGS.TS Trang Thanh Hiền (giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam).

Trong Đại Việt sử ký toàn thư mô tả Lý Ông Trọng "cao 2 trượng 3 thước". Trong cuốn Từ Nguyên thì cho rằng "thân dài một trượng ba thước, khí chất đoan dũng, khác với người thường". Lúc trẻ, Lý Ông Trọng đến hương ấp làm lực dịch. Khi bị trưởng quan đánh đòn, ông có than rằng: "Người ta ở đời có tráng chí, hãy nên như chim loan, chim phương bay cao chín tầng trời, bay xa ngàn vạn dặm, chứ lẽ nào quanh quẩn mãi ở đây, chịu để cho người ta hành hạ?".

Sau đó, Lý Ông Trọng quyết tâm tu chí, dùi mài kinh sử, sau sang nước Tần bang giao, được vua Tần trọng dụng. Trong cả Đại Việt sử ký và Việt điện u linh đều ghi lại rằng, ông được cho làm quan tới chức Tư lệ hiệu uý. Đến thời nhà Thục, ông trở thành tướng giỏi, được cử đi sứ giao bang với nước Tần.

Dã sử chép rằng, Tần Thuỷ Hoàng khâm phục võ tài của Lý Ông Trọng , bèn ngỏ ý mời vị sứ giả phương Nam trừ giặc Hung Nô. Tần Thuỷ Hoàng phong cho ông làm Vạn Tín Hầu, tiên phong một đội quân hùng mạnh, ra quân trận nào thắng trận ấy.

Mặc dù nước Tần đã thống nhất, uy danh ngàn dặm xa. Tuy nhiên, biên giới phía Bắc luôn bị quân Hung Nô lăm le xâm phạm. Kể có Vạn Lý Trường Thành bao bọc nhưng quân Tần vẫn nhiều phen phải khốn đốn. Vua Tần phái Lý Ông Trọng đến trấn giữ đất Lâm Thao, thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay. Uy danh lừng lẫy của Lý Ông Trọng khiến quân Hung Nô phải khiếp sợ, nhìn từ xa đã run rẩy, hồn xiêu phách lạc.

Huyền tích về ngôi đình thiêng bên dòng sông Mẹ
Các chi tiết chạm khắc tại Đình Chèm được đánh giá rất cao về tính nghệ thuật và kỳ công

Hồi sau, vua Tần vì trọng dụng, tin yêu mà muốn giữ chân ông nên bèn gả công chúa Bạch Tĩnh Cung, gọi là Tây Cung công chúa. Có thể nói rằng, là một sứ giả giao bang, vừa được phong chức, vừa trở thành phò mã, thật hiếm trong lịch sử cả hai nước.

Thế rồi, phồn hoa đô hội, danh lợi quan trường nơi đất khách quê người chẳng thể giữ nổi chân

Năm 1990, đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Ngày 25/6/2018, đình Chèm được nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt của Chính phủ với những giá trị về kiến trúc, văn hoá.

ông. Tâm tư và cõi lòng của ông luôn hướng về cố quốc, ngày đêm mong mỏi sớm ngày được hồi hương để đoàn tụ gia viên. Vì thế, Tần Thuỷ Hoàng đành đồng ý để ông trở về nước.

Nghe tin đó, quân Hung Nô lại lăm le xâm phạm bờ cõi nước Tần. Vua Tần lại sai sứ sang nước ta lúc bấy giờ, thỉnh mời Lý Ông Trọng trở về giúp. Lúc ấy, Lý Ông Trọng tìm cớ thoái lui, muốn yên vị ở quê nhà, không muốn phục vụ nước Tần. Ông bèn kiếm kế giả chết, khiến vua Tần đành đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng. Pho tượng này rỗng, bên trong chứa được vài chục người, có chỗ điều khiển được tay chân, đặt ở cửa Tư Mã Hàm cung. Khi quân Hung Nô định kéo sang, nhìn từ xa thấy pho tượng cứ ngỡ Lý Ông Trọng. Đám quân vội vàng tháo chạy tứ phía, không dám tiến về nước Tần.

Cụ Nguyễn Mạnh Thìn (Phó Ban quản lý Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chèm) cảm khái: “Đức Thánh Lý Ông Trọng là vị thần linh hộ quốc, an dân. Sự hiện diện của Ngài thể hiện cho ước mơ, khát vọng hoà bình, an lạc của người dân nước Việt từ hàng ngàn đời”.

Linh thiêng Đình Chèm

Sau khi Thánh Chèm hoá về với hư vô, người dân quê hương tưởng nhớ ơn đức của Ngài, lập nơi thờ cúng bên bờ sông Hồng. Đình quay về hướng Bắc, hướng ra con nước đục ngầu tựa như một lá chắn lừng lững che chở cho Nhân dân.

Nói về kiến trúc của Đình Chèm, PGS.TS Trang Thanh Hiền (giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) nhận xét: “Đình Chèm ngày nay được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, tiền nhị hậu công với đa dạng các hạng mục công trình, tạo nên một quy mô bề thế. Bắt đầu là bốn trụ biểu đắp long, ly, quy, phụng, được dựng sát bờ sông, được xem là nghi môn ngoại của đình. Tiếp đến là nghi môn nội, thường được gọi là Tàu Tượng, là một tòa ba gian hai chái, mở ba cửa lớn. Hai bên đặt ông quản tượng cưỡi voi, và ngựa chiến của Đức Thánh".

Huyền tích về ngôi đình thiêng bên dòng sông Mẹ
Nhân dân làng Chèm và lân cận tưởng nhớ ơn đức của Đức Thánh Lý Ông Trọng nên lập nơi thờ cúng, hương khói, cầu mong sự bảo vệ, che chở từ Ngài

Theo ghi chép trên thượng lương thì nghi môn được trùng tu năm Cảnh Hưng 34 (1773). Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, nghi môn ngoại và nghi môn nội vẫn giữ nguyên dáng vẻ. Dù nghi môn ngoại với 4 trụ biểu tương đối lớn, khá lệch về kích thước trung bình so với nghi môn nội nhưng lại vẫn hài hòa. Đôi câu đối trên trụ biểu có nội dung: “Hoa di vọng biểu cao, đế khuyết do nghi đồng hữu ảnh/Miếu mạo nguy sơn trĩ, Phật tan tự tín thủy vô ba". Dịch nghĩa: Hoa Di trông cột trụ biểu cao, cung vua còn tưởng như thấy bóng tượng đồng/Đền miếu cao như núi lớn, bến phật tự ấy tin rằng không con sóng cả”.

Dẫn phóng viên chiêm bái cấm cung, cụ Nguyễn Mạnh Thìn tự hào cho biết, Đình Chèm sở hữu nhiều đặc điểm độc đáo, hi hữu. Đáng chú ý tại đình có cung cấm gồm 10 pho tượng bằng gỗ trầm hương là tượng ông Lý Ông Trọng, bà Bạch Tĩnh Cung cao 3,2m, hai bên là 6 người con của Đức Thánh, còn gọi là Lục vị vương và 2 nàng hầu. Hiện nay, cứ mỗi ngày sóc vọng tức ngày rằm, mùng 1 âm lịch hàng tháng đình có mở cửa để nhân dân chiêm bái.

"Gỗ tạc tượng Đức Ông, Đức Bà trước đây trôi trên sông Hồng ngay trước cửa đình. Người dân 3 làng sau đó hò nhau vớt lên tạc tượng. Xưa còn nghiêm cấm phụ nữ không được vào cung cấm, các cụ trong ban khánh tiết mới được vào làm lễ" - ông Thìn tiết lộ.

Huyền tích về ngôi đình thiêng bên dòng sông Mẹ
Hội đình Chèm cũng được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Nói về oai danh của Đức Thánh Lý Ông Trọng, sử sách chép nhiều câu chuyện vừa hư vừa thực. Tương truyền, có tướng nhà Đường là Triệu Xương, khi đi qua khúc sông làng Chèm, từng mộng thấy Lý Ông Trọng mà kinh tâm động phách, hốt hoảng lo sợ. Sau đó, Triệu Xương liền sai người khắc tượng gỗ sơn son thếp vàng, tu bổ đền thờ nguy nga, đem lễ vật tiến dâng, khói hương lúc nào cũng đủ đầy, nghi ngút.

Đến năm 864, thời kỳ Bắc thuộc, Cao Biền được cử sang làm An Nam đô hộ có loạn ở Tây Nam, Cao Biền được Lý Ông Trọng hiển linh báo mộng ban việc trị bình nên rất cảm phục bèn cho sửa lại đình lớn hơn quy mô cũ, tạc gỗ làm tượng, sơn son thiếp vàng gọi là đình Lý Hiệu Úy và cho người cúng tế hàng năm. Cũng theo lời người dân kể lại, tới thời Lê Trung Hưng (giai đoạn 1533-1789) đình được đại trùng tu, xây dựng bề thế như ngày hôm nay.

Huyền tích về ngôi đình thiêng bên dòng sông Mẹ
Người dân thành kính cầu bình an, che chở tại Đình Chèm

Năm 1990, đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Ngày 25/6/2018, đình Chèm được nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt của Chính phủ với những giá trị về kiến trúc, văn hoá. Trước đó, hội đình Chèm cũng được đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Chèm được diễn ra vào ngày 15 tháng 5 âm lịch. Các nghi thức quan trọng của hội đều tổ chức ở đình Chèm. Hội Chèm gồm nhiều hoạt động ý nghĩa như lễ mộc dục (tắm tượng), rước nước, rước kiệu, dâng hương, hội thi bơi, bắt vịt nước, thả chim bồ câu,...

Theo thánh phả có ghi, hội đình Chèm tổ chức nhằm kỷ niệm ngày khải hoàn mừng công thắng trận và lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong kháng chiến chống giặc phương Bắc.

Nhưng ẩn sâu đằng sau những lễ nghi ấy là mong muốn cầu mưa thuận gió hoà, quốc thái dân an, cầu cho mùa màng bội thu của người dân gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước của đồng bằng châu thổ sông Hồng.

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/huyen-tich-ve-ngoi-dinh-thieng-ben-dong-song-me-237756.html Vũ Cường Tue, 07 Nov 2023 05:57:58 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-3-muon-an-com-phai-tim-giong-gieo-ma-235757.html Bài 3 Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ span class mb author source TTTĐ span Ngay trong chương đầu tiên của pho sử thi huyền thoại Đẻ đất đẻ nước các bậc tổ tiên của dân tộc Mường đã nói muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ Đem đặt vào vấn đề phát triển du lịch cộng đồng đang được đẩy mạnh tại Hòa Bình theo ý hiểu nông cạn của người viết yếu tố con người là chìa khoá then chốt Những nhân tố nhiệt tâm năng lực và sáng tạo chắc chắn sẽ mang tới cú bứt phá cho du lịch xứ Mường

Bếp ăn, chốn ngủ và men say ở lưng trời Tây Bắc

Bài 3: Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ...

Ngay trong chương đầu tiên của pho sử thi huyền thoại “Đẻ đất, đẻ nước”, các bậc tổ tiên của dân tộc Mường đã nói “muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ”. Đem đặt vào vấn đề phát triển du lịch cộng đồng đang được đẩy mạnh tại Hoà Bình, theo ý hiểu nông cạn của người viết, yếu tố con người là chìa khoá then chốt. Những nhân tố nhiệt tâm, năng lực và sáng tạo chắc chắn sẽ mang tới cú bứt phá cho du lịch xứ Mường.

Những pho sử thi sống

Bài 3: "Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ"
Nghệ nhân Nguyễn Thanh Bình giảng giải về cách đánh chiêng

Trong hành trình trên đất Hoà Bình - cái nôi của dân tộc Mường, người viết đã may mắn gặp nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý tâm huyết, tràn đầy tình yêu với văn hoá của dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Mường. Bất chấp tuổi tác, họ ôm khát khao phát huy những giá trị tốt đẹp đó.

Đồng thời, người viết cũng gặp không thiếu những người trẻ chảy trong mình dòng máu tự hào của dân tộc Mường đã và đang nỗ lực để di sản văn hoá tổ tiên thực sự trở thành món quà quý báu.

Nằm ngay tại thành phố Hoà Bình, trên một quả đồi trồng đầy trúc xanh rờn, Bảo tàng Di sản văn hóa Mường đã mở cửa phục vụ du khách thập phương từ mấy chục năm qua. Nhìn vào hệ thống hiện vật đa dạng, quý hiếm, cũng như sự sắp xếp công phu, bài bản, khó lòng hình dung đây là một bảo tàng tư nhân. Nhưng, sự thật, tất cả đều do một tay nghệ nhân Bùi Thanh Bình (trú tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) gầy dựng.

Sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” (tiếng Mường: Te tấc te đác) là tác phẩm dân gian đồ sộ của dân tộc Mường kể về gốc tích và công cuộc đấu tranh của người Mường ở thời đại rất xa xưa, chứa đựng những quan niệm người Mường cổ về việc hình thành trời đất, tạo lập thế giới. Tháng tháng năm năm trôi qua, sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” vẫn luôn là “kim chỉ nam” trong đời sống, văn hoá của người Mường.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Kim Bôi, người con của dân tộc Mường, nghệ nhân Bùi Thanh Bình đã nung nấu mong muốn được góp sức gìn giữ những nét đẹp truyền thống trong văn hóa dân tộc mình. Đến nay, ở tuổi “thất thập cổ lai hi”, niềm đam mê cháy bỏng vẫn hối thúc ông già xứ Mường tìm kiếm, sưu tầm và “khoe” với thế giới những hiện vật vô giá của người Mường cổ.

Nghệ nhân Bùi Thanh Bình kể, ông đã có hơn 30 năm công tác trong ngành du lịch. Dù trên cương vị hướng dẫn viên hay sau này là cán bộ quản lý, ông Bình luôn trăn trở về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc, đặc biệt là dân tộc Mường.

Xuất phát từ niềm đam mê và tâm huyết, ông Bình đã không quản vất vả, tốn kém thời gian và tiền bạc để đi đến hầu khắp các vùng Mường, cả những nơi vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hòa Bình để nghiên cứu, sưu tầm.

Ông còn lặn lội tìm đến các tỉnh có người Mường sinh sống như: Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ… để sưu tầm được ngày càng nhiều di vật, cổ vật và nhất là vốn hiểu biết về lịch sử, văn hóa Mường mà như cách nói của ông, đó là “tài sản vô giá” mà ông có được sau những chuyến điền dã.

Bài 3: "Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ"
Nghệ thuật cồng chiêng là di sản quý của dân tộc Mường

Ngoài tài sản vật chất là các hiện vật được trưng bày lớp lang tại Bảo tàng Di sản văn hóa Mường, giá trị mà nghệ nhân Bùi Thanh Bình gìn giữ còn là văn hoá tinh thần. Ông được biết đến như “người thầy” giảng dạy nghệ thuật đánh cồng cho bà con đồng bào Mường khắp các tỉnh, thành.

Với ước mơ thắp lửa đam mê biểu diễn nhạc cụ truyền thống của dân tộc Mường, nghệ nhân Bùi Thanh Bình đã miệt mài hướng dẫn người dân cách sử dụng cồng chiêng, đánh được các bài chiêng, học hát dân ca Mường.

Ông vận động những chàng trai, cô gái các thôn bản tham gia tập luyện cồng chiêng, truyền dạy cho họ kỹ thuật đánh, cách đo âm vực cồng chiêng bằng sải tay, giảng giải ý nghĩa văn hoá được mã hoá trong chuỗi âm thanh trầm bổng.

Cứ như thế, văn hoá Mường đã được những người như nghệ nhân Bùi Thanh Bình lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau.

Trong văn hoá của người Mường, không thể thiếu tiếng cồng chiêng. Tiếng chiêng ngân lên ngày đầu năm mới để khởi đầu một năm ấm no, trâu bò đầy chuồng, ngô đầy bồ, lúa đầy nương, người người mạnh khỏe, yên vui.

Tiếng chiêng ngày hội như chào mời, thúc giục du khách xa gần; tiếng hát thiết tha: “Tiếng cồng bản Mường, âm vang rừng núi / Mãi còn đây nền văn hoá quê mình/ Tiếng cồng bản Mường, trao nhau lời thương / Ta tìm nhau trong đêm hội cồng chiêng / Hội đông mắt cũng no nhìn bạn ơi / Lại xem cô gái quê mình đánh chiêng / Lưng xanh váy lĩnh áo choàng / Trái đào dây bạc vòng trằm roong reng / Roong reng là roong reng”...

Bài 3: "Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ"
Biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng (Ảnh: Báo Hoà Bình)

Một nhà nghiên cứu khác cũng được vinh danh trong nỗ lực bảo tồn, phát huy văn hoá Mường là ông Bùi Huy Vọng - người con của Mường Vang (xã Hương Nhượng, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình). Khác với cách lan toả của nghệ nhân Bùi Thanh Bình, nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng lại tiếp cận với cộng đồng theo hình thức mới mẻ, “công nghệ” hơn. Ông chọn con đường mạng xã hội.

Đáng mừng là, dù ngót nghét 60 tuổi, ông Vọng lại thành thạo nhiều kỹ năng như: Quay chụp video, sử dụng mạng xã hội như Youtube, Facebook. Hiện tại, ông đang sở hữu hai kênh trên Youtube với hàng chục video về âm nhạc của người Mường, mỗi video thường có vài chục nghìn người xem.

Nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng cho rằng, những “tài nguyên sống” là các nghệ nhân đang ngày một già đi, lớp kế cận chưa thực sự mặn mà với âm nhạc; những nét văn hoá Mường nên cần phải lưu lại ngay những tài sản văn hoá này bằng nhiều hình thức.

Ông Vọng cũng cho biết, bảo tồn văn hoá trong thời hội nhập, con người cũng phải cập nhật những công nghệ mới; bởi đó là phương pháp quảng bá, truyền thông hiệu quả để thu hút đông đảo công chúng hơn. Đó cũng là sự trăn trở của ông trong hành trình nghiên cứu của mình.

Bài 3: "Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ"
Vẻ đẹp đa sắc màu của trang phục đồng bào Mông

Hiện tại, nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng đã xuất bản gần 20 đầu sách được giới chuyên môn đánh giá cao. Ông sở hữu gia tài đồ sộ giải thưởng: Năm 2016 được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao giải A cho công trình “Nghệ thuật diễn xướng mo Mường”; Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trao giải B cho công trình “Tục thờ cây si của người Mường”; Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam tặng giải C cho công trình “Nghề dệt cổ truyền của người Mường”.

Ngoài 2 tên tuổi nêu trên, cũng không thể không nhắc tới nhà văn, nhà thơ Lê Va (Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Hoà Bình, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình) - người ngày đêm đau đáu với chuyện Mo Mường, hay nghệ nhân Bùi Văn Minh - người dành nhiều tâm huyết truyền dạy nghệ thuật cồng chiêng cho các bạn trẻ.

Họ đều xứng đáng được coi là những “pho sử thi sống” góp phần to lớn nghiên cứu, bảo vệ văn hoá Mường dành cho các thế hệ tiếp theo. Đồng thời, họ cũng đặt vào tay các nhà quản lý và thế hệ trẻ trách nhiệm nhằm phát huy “đặc sản văn hoá” trở thành “nam châm” thu hút khách du lịch đến với xứ Mường Hoà Bình.

Bài 3: Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ
Vẻ đẹp đắm say của Hoà Bình

Sức trẻ trên mảnh đất cổ

Nói tới “sức trẻ”, tại xóm Chiến (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình), có cô gái Bùi Thị Hồng Hoa.

Chỉ mới 17 tuổi, cô gái nhỏ bé này đã nhuần nhuyễn các điệu múa của dân tộc mình – từ đó cô góp mặt trong đội văn nghệ, thường xuyên trình diễn, quảng bá văn hoá tới du khách.

“Em muốn học để trở thành cô giáo dạy múa, để đem điệu múa Mường tới khắp nơi trong cả nước”, Hồng Hoa bẽn lẽn bày tỏ.

Tại huyện Mai Châu, người viết đã có cuộc trò chuyện với đồng chí Hoàng Đức Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện liên quan tới việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số.

Vị cán bộ sinh năm 1985 này vốn xuất thân từ hoạt động đoàn, do đó, nhiệt huyết và đam mê dường như là điều rất dễ thấy.

Bằng chất giọng trầm mạnh mẽ, đồng chí Hoàng Đức Minh nhận định: “Đối với huyện Mai Châu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là vấn đề cần thiết và cấp bách, đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ”.

Được biết, hiện tại, huyện Mai Châu đang tiến hành 5 nhóm giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số đạt được hiệu quả mong muốn trong giai đoạn 2021 – 2030.

Trong đó, huyện chú trọng đổi mới hệ thống chính sách về văn hóa dân tộc theo hướng cơ bản, đồng bộ, lâu dài. Hoặc hỗ trợ việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số; bảo tồn xóm, bản và phát huy lễ hội truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho đồng bào thông qua việc xây dựng, tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ.

Huyện Mai Châu cũng định kỳ tổ chức các liên hoan, ngày hội, hội thi, hội diễn, giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số theo từng vùng, miền và từng dân tộc.

Bên cạnh đó, huyện Mai Châu cũng tiếp tục tăng cường các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa. Có hình thức khen thưởng, động viên, hỗ trợ cho các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng tham gia với vai trò đầu tàu trong các câu lạc bộ truyền dạy văn hóa nghệ thuật dân tộc hoặc sáng tạo các giá trị văn hóa nghệ thuật mới phục vụ nhân dân các dân tộc trên địa bàn.

Bài 3: "Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ"
Đồng chí Hoàng Đức Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu là cán bộ trẻ, tâm huyết với bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Những nhân tố nói trên đã và đang bày ra hi vọng về một tương lai sáng cho nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số tại Hoà Bình.

Nói về giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, TS. Nguyễn Huy Phòng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao yếu tố con người.

Ông Nguyễn Huy Phòng phân tích, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trong lĩnh vực phát triển văn hóa cũng vậy, cán bộ có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng.

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Huy Phòng, hiện nay, nguồn cán bộ văn hóa được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề, am hiểu lĩnh vực văn hóa, có kinh nghiệm thực tế còn mỏng, chưa đáp ứng tốt những yêu cầu thực tiễn đang đặt ra.

Trong khi đó, việc cung ứng nguồn nhân lực cho lĩnh vực văn hóa gặp nhiều khó khăn do khâu tuyển sinh đầu vào của các trường đào tạo về văn hóa, nghệ thuật khó khăn do người học kém mặn mà với ngành văn hóa. Chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, cơ cấu về số lượng biên chế cho văn hóa còn có sự chênh lệch so với cán bộ thuộc các lĩnh vực khác.

Vì thế, để khai thác, phát huy tốt nguồn lực văn hóa, việc rà soát, tăng cường, bổ sung đội ngũ cán bộ văn hóa, nhất là ở cấp cơ sở cần được tiến hành với những chính sách đặc thù nhằm bổ sung lực lượng, tránh tình trạng thiếu hụt, bố trí không đúng cán bộ vào làm việc trong ngành văn hóa.

Những bông hoa của núi
Những bông hoa của núi rừng Hòa Bình

Theo TS. Nguyễn Huy Phòng, để đánh thức tiềm năng văn hóa, vai trò của người làm chính sách và đội ngũ cán bộ quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do đó, các địa phương cần có chính sách khuyến khích, phát triển tài năng, nhất là các tài năng trẻ, có triển vọng trong hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

Đồng thời, các địa phường cũng cần có cơ chế, chính sách đặc thù trong thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kế cận trong hoạt động sáng tạo, trình diễn và quảng bá văn học, nghệ thuật; trong bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một.

"Có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, huy động sự tham gia thực hành, truyền dạy văn hóa của các nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân ưu tú; Đảm bảo tốt quyền, nghĩa vụ của nghệ nhân Nhân dân; Tôn vinh, đãi ngộ xứng đáng với những cống hiến của họ", TS Nguyễn Huy Phòng chia sẻ.

Bài 3: "Muốn ăn cơm phải tìm giống gieo mạ"
Bài 1: Đặc sản văn hóa thành “nam châm” hút khách Bài 1: Đặc sản văn hóa thành “nam châm” hút khách
Bài 2: Bảo vệ văn hóa truyền thống trong dòng chảy hòa nhập Bài 2: Bảo vệ văn hóa truyền thống trong dòng chảy hòa nhập

Bài: Phạm Việt Khoa

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-3-muon-an-com-phai-tim-giong-gieo-ma-235757.html Phạm Việt Khoa Thu, 12 Oct 2023 02:24:22 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-2-bao-ve-van-hoa-truyen-thong-trong-dong-chay-hoa-nhap-235787.html Bài 2 Bảo vệ văn hóa truyền thống trong dòng chảy hòa nhập span class mb author source TTTĐ Từ những năm 1990 huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình đã bắt tay làm du lịch cộng đồng Đến nay những bản người Thái của Mai Châu đã nổi tiếng ở tầm thế giới span

Bếp ăn, chốn ngủ và men say ở lưng trời Tây Bắc

Bài 2: Bảo vệ văn hóa truyền thống trong dòng chảy hòa nhập

Từ những năm 1990, huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) đã bắt tay làm du lịch cộng đồng. Đến nay, những bản người Thái của Mai Châu đã nổi tiếng ở tầm thế giới. Đội văn nghệ tại đây không chỉ biết múa sạp, mà còn giỏi nhảy địệu shalala. Điều đáng mừng là tỉnh Hòa Bình quyết tâm bảo tồn, gìn giữ các giá trị truyền thống để “đặc sản văn hoá” không bị mai một, biến dạng.

Thung lũng Mai Châu nhìn từ trên cao
Thung lũng Mai Châu nhìn từ trên cao

Điệu nhảy Pháp tại Mai Châu

Với sự nỗ lực lớn từ các cấp chính quyền tỉnh Hoà Bình, trong mấy năm gần đây, những bản làng du lịch cộng đồng phát triển nở rộ. Cách trung tâm thành phố Hòa Bình 12km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (huyện Cao Phong) với khoảng 100 nóc nhà trăm tuổi còn nguyên vẹn là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách nước ngoài. Xa hơn, du khách có thể về với bản Cú, xã Tử Nê (huyện Tân Lạc), bản Thấu, xã Lạc Sỹ (huyện Yên Thủy ).

Tuy nhiên, ngược dòng thời gian, đã có lúc, nói đến du lịch Hoà Bình, địa danh Mai Châu là “từ khoá” đầu tiên xuất hiện trong ý nghĩ của du khách.

Cùng với cảnh sắc hùng vĩ tráng lệ, huyện Mai Châu còn là một địa phương đa sắc tộc (dân tộc Mường, Thái, Mông). Mỗi dân tộc đều có một nét văn hóa đặc trưng riêng, tạo ra một nền văn hóa đặc sắc, phong phú, đa dạng.

Các dân tộc vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống riêng, thể hiện ở phong tục, tập quán sinh hoạt, nhất là trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Gìn giữ văn hoá truyền thống trong dòng chảy hoà nhập
Gìn giữ văn hoá truyền thống trong dòng chảy hoà nhập

Đặc biệt, Tạp chí uy tín Business Insider đã bình chọn Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) là một trong mười địa danh hấp dẫn trên thế giới dành cho tour du lịch văn hóa địa phương.

“Chỉ mất khoảng 3 giờ đi ô tô từ Hà Nội, Mai Châu là một điểm du lịch miền núi với những ngôi nhà sàn truyền thống nằm rải rác. Dân cư nơi đây chủ yếu là người Thái trắng sinh sống. Cách tốt nhất để bạn trải nghiệm văn hóa địa phương ở đây là tham gia loại hình du lịch “homestay”, nghĩa là sống và tham gia sinh hoạt cùng với những gia đình địa phương”, Tạp chí Business Insider giới thiệu.

Khi chúng tôi đến Mai Châu vào cuối tháng 9 vừa qua, lúa đã chín vàng khắp thung lũng. Xen kẽ khéo léo bên ruộng lúa bát ngát vàng rộm hoặc tán cây um tùm xanh mướt mải, dễ dàng thấy những căn nhà sàn san sát được xây dựng quy củ, khang trang. Những homestay như vậy trở thành điểm hẹn quen thuộc của du khách từ Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương trong cả nước.

Đông đảo du khách tới với Mai Châu
Đông đảo du khách tới với Mai Châu

Một chiếc xe ô tô to uỳnh oành, loại 45 chỗ, màu xanh dương, dừng lại. Khách quốc tế ùa ra khỏi xe, hướng cặp mắt nâu hào hứng ngắm nhìn núi non trùng điệp của Mai Châu, trong đó có anh Dawson Martinez (35 tuổi, quốc tịch Italy), lần đầu tiên tới Việt Nam.

Sau một ngày khám phá Thủ đô Hà Nội, Dawson theo đoàn đến với Mai Châu. Khi xe vừa dừng lăn bánh, bỗng một tiếng “Awesome” – Dawon thốt lên bằng tiếng Anh, nghĩa là đáng kinh ngạc.

Quả thật là vậy! Mai Châu mang đến biết bao nhiêu trải nghiệm lý thú. Buổi sáng, du khách dậy sớm để hít thở không khí trong lành vốn không thể có được ở thành phố bụi bặm.

Còn trong ánh chiều chạng vạng, hãy thuê một chiếc xe đạp, chậm rãi đạp xe trên những con đường trong bản hít hà mùi lúa, mùi đất, mùi nắng ngai ngái. Mọi căng thẳng và mệt mỏi của công việc như tan biến hết, chỉ còn lại cảm giác thanh bình khó tả.

Gìn giữ văn hoá truyền thống trong dòng chảy hoà nhập
Gìn giữ văn hoá truyền thống trong dòng chảy hoà nhập

Không chỉ có thanh bình và yên ả, Mai Châu hiện nay không thiếu các dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp cao.

Bắt đầu với những ngôi nhà sàn du lịch cộng đồng đầu tiên từ năm 1992 tại Bản Lác, huyện Mai Châu hiện có 8 điểm du lịch cộng đồng gồm Bản Lác (xã Chiềng Châu), bản Bước (xã Xăm Khòe), bản Văn, bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu), bản Hịch (xã Mai Hịch), bản Pà Cò (xã Pà Cò) và bản Hang Kia (xã Hang Kia), bản Nhót (xã Nà Phòn).

Những bản du lịch này đã và đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc.

Các khu nghỉ dưỡng cao cấp như Avana Resort, Mai Châu Ecolodge, Ba Khan village Resort, Mai Chau Hideaway Resort... tạo nên những sản phẩm du lịch có chất lượng tốt, thu hút đối tượng khách du lịch có mức chi trả cao, tăng doanh thu cho các khu du lịch.

Với kinh nghiệm du lịch cộng đồng từ 30 năm trước, các homestay tại Mai Châu dường như được xây dựng, vận hành để làm hài lòng mọi nhu cầu của du khách. Bên cạnh ao cá truyền thống của đồng bào Thái, luôn có bể bơi lát đá xanh.

Bên cạnh điệu múa sạp hay xoè Thái, các thành viên đội văn nghệ tại đây còn nhảy những điệu truyền thống của nước Pháp, nước Ý, nước Nga một cách ngọt ngào, náo nhiệt.

Song, nhìn thẳng vào thực tế, phong trào du lịch rộng khắp tại Mai Châu không phải lúc nào cũng toàn mang lại điều tốt đẹp. “Một số dân tộc chưa nhận thức được việc bảo tồn văn hóa của dân tộc mình”, cán bộ văn hoá của huyện Mai Châu thẳng thắn thừa nhận.

Giao lưu văn hoá giữa người địa phương và du khách quốc tế
Giao lưu văn hóa giữa người địa phương và du khách quốc tế

Vị này nói thêm, hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đang bị mai một, pha trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc.

Do đó, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số cũng đang là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược được đặt ra đối với huyện Mai Châu, nhằm thúc đẩy sự phát triển đồng đều và vững chắc cho tỉnh Hòa Bình, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trước tình hình đó thì việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình là vấn đề cấp bách, nóng hổi trong giai đoạn hiện nay.

Doanh nhân Vũ Duy Bổng - Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Hoà Bình có cái nhìn thấu đáo: “Việc xâm nhập ngày càng nhiều sản phẩm văn hóa độc hại, thông qua nhiều con đường, dưới nhiều hình thức phức tạp, tinh vi, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường văn hóa, xã hội, làm xói mòn các giá trị đạo đức tốt đẹp trong một bộ phận nhân dân nhất là thanh thiếu niên. Đồng thời, cũng là giảm sức hút của du lịch tỉnh Hoà Bình – vốn được biết đến như cái nôi của văn hoá Mường”.

bảo tồn văn hóa như bảo vệ báu vật

Từ những biển đổi trên cho thấy mặt trái của quá trình giao lưu văn hóa là yếu tố bản sắc dân tộc rất có nguy cơ bị mai một. Các yếu tố truyền thống đang dần bị thay thế bởi các yếu tố hiện đại.

Sự biến đổi theo hướng mai một văn hóa truyền thống của các dân tộc có nhiều nguyên nhân như: Do sự tác động của kinh tế thị trường đã làm biến đổi đời sống kinh tế và làm biến đổi cả đời sống văn hóa; Do điều kiện sống thay đổi, đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc thiểu số được cải thiện nên người dân thay đổi, đã ảnh hưởng làm thay đổi cấu trúc của văn hóa truyền thống, tác động xấu đến quá trình thực hiện lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.

Bảo vệ văn hoá truyền thống trong dòng chảy hoà nhập
Du khách ngoại quốc trải nhiệm mặc những tấm áo mang bản sắc văn hóa Mai Châu

Chính vì thế, từ nhiều năm về trước, vấn đề bảo tồn văn hoá đã được huyện Mai Châu nói riêng, tỉnh Hoà Bình nói chung, qua tâm.

“Xây dựng các mô hình văn hóa đã góp phần tạo nền tảng tinh thần cho xã hội, vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực để phát triển”, đồng chí Hoàng Tiến Minh - Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu chia sẻ.

Gìn giữ văn hoá truyền thống trong dòng chảy hoà nhập
Gìn giữ văn hoá truyền thống trong dòng chảy hoà nhập

Đưa phóng viên thăm quan một số thiết chế văn hoá mới được phục dựng, đồng chí Hoàng Tiến Minh nói thêm, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc huyện Mai Châu đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Trong đó, có nhiều đề án bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc được quan tâm, triển khai thực hiện, tiêu biểu như: “Nghệ thuật múa Keng Lóong của dân tộc Thái Mai Châu”, “Giữ gìn và phát huy nhà sàn truyền thống và văn hóa nhà sàn của đồng bào Thái, Mường huyện Mai Châu”; các làn điệu dân ca, dân vũ (Hát Khắp); phục dựng và duy trì tổ chức lễ hội “Xên Mường” của dân tộc Thái, lễ hội “Gầu Tào” của dân tộc Mông ...

Qua đó đã đánh giá được thực trạng của di sản văn hóa các dân tộc và đưa ra những định hướng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản trên địa bàn toàn huyện Mai Châu.

Đối với tỉnh Hoà Bình nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số mặc dù đã đạt được nhiều kết quả, nhưng trên thực tế, công tác này vẫn còn không ít những khó khăn, bất cập.

Nguyên nhân chính là điều kiện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều nên việc huy động nguồn lực vật chất của chính quyền địa phương và của chính bản thân đồng bào trong việc duy trì, bảo vệ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể vẫn còn hạn chế...

Nhằm giải quyết “bài toán khó” này, tỉnh Hoà Bình chủ trương đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản gắn với phát triển du lịch.

Từ đó khơi dậy lòng tự hào của mỗi dân tộc trên địa bàn huyện đối với di sản văn hóa truyền thống và gắn với tuyên truyền phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xây dựng hình ảnh đẹp, ấn tượng trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Xuân Trường - Phó Giám đốc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình cho biết, việc gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, các loại hình văn hóa truyền thống phải được bảo tồn trong không gian văn hóa phù hợp. Gắn việc bảo tồn với việc phát triển bền vững kinh tế - xã hội của huyện; phải có sự gắn kết giữa các cấp chính quyền với người dân ở cơ sở thì công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mới thực sự hiệu quả, có định hướng đúng, bảo tồn bền vững.

"Việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cần được gắn với phòng trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” qua việc đưa các quy định bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống vào quy ước, hương ước để mọi người dân cùng thực hiện", ông Trường chia sẻ.

Những năm qua, từ chủ trương gắn kết chặt chẽ các chương trình, kế hoạch giữa bảo tồn văn hóa các dân tộc với phát triển du lịch bền vững... nên công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc đã có những thành tựu đáng kể.

Cụ thể, tỉnh Hòa Bình đã quan tâm, tổ chức, khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc như: Lễ hội chùa Tiên, Lễ hội Khai hạ Mường Bi, Lễ hội đền Bờ, Lễ hội Xên Mường...

Bảo vệ văn hoá truyền thống trong dòng chảy hoà nhập
Phóng viên hòa tan vào những men say văn hóa của Mai Châu

Các lễ hội truyền thống, giá trị phi vật thể, phong tục tập quán của các dân tộc được phục hồi, phát triển và ngày càng được nhiều người biết đến, trở nên gần gũi với công chúng trong nước và quốc tế.

Tỉnh Hòa Bình xây dựng một số làng văn hóa truyền thống; hàng chục làng văn hóa du lịch cộng đồng cấp tỉnh; hàng năm thực hiện được gần 50 lớp truyền dạy nghệ thuật dân gian, hàng trăm lớp dạy chữ dân tộc; phục dựng, duy trì 59 lễ hội.

"Nhờ đó mà, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay đã xuất hiện nhiều lớp truyền dạy chữ Dao, Tày, Thái, Mông và trình tấu Chiêng Mường, múa Mường... Người dân tự hào về những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc mình nên đã có ý thức bảo tồn, phát huy", ông Bùi Xuân Trường cho biết.

Ông Trường cũng chia sẻ, Sở VHTT&DL đã tham mưu UBND tỉnh Hòa Bình đề nghị Bộ VHTT&DL công nhận 4 di sản văn hóa phi vật thể mo Mường Hòa Bình, nghệ thuật chiêng Mường Hòa Bình, Lễ hội Khai Hạ dân tộc Mường, Tri thức dân gian lịch Đoi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện nay Di sản văn hóa Mo Mường đang hoàn thiện hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Bảo vệ văn hoá truyền thống trong dòng chảy hoà nhập
Ông Bùi Xuân Trường - Phó Giám đốc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình

Nhằm thực hiệu có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên cơ sở kế thừa những tinh hoa văn hóa của các thế hệ trước, làm cho giá trị của các di sản văn hóa thấm sâu, lan tỏa trong đời sống xã hội; Đồng thời khai thác, phát huy có hiệu quả di sản văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngày 11/10/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Nghị quyết đề ra 6 nhóm giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ; tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức phổ biến truyền dạy các di sản văn hóa; đẩy mạnh liên kết sản xuất hàng hóa công nghiệp văn hóa; huy động các nguồn lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc...

Tính đến tháng 6/2023, trên địa bàn huyện Mai Châu có 197 cơ sở lưu trú. Trong đó, 4 khu nghỉ dưỡng, 9 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 - 3 sao, 31 cơ sở nhà nghỉ, 153 nhà nghỉ cộng đồng. Năm 2022, huyện Mai Châu đón 534 nghìn lượt khách đến tham quan du lịch. Trong đó, khách quốc tế là 19.713 lượt khách, khách nội địa 504.287 lượt. Doanh thu đạt trên 598 tỷ đồng.

Bảo vệ văn hoá truyền thống trong dòng chảy hoà nhập
Bài 1: Đặc sản văn hóa thành “nam châm” hút khách Bài 1: Đặc sản văn hóa thành “nam châm” hút khách

(Còn nữa)

Bài: Phạm Việt Khoa

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-2-bao-ve-van-hoa-truyen-thong-trong-dong-chay-hoa-nhap-235787.html Phạm Việt Khoa Wed, 11 Oct 2023 02:00:25 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/ky-uc-ve-trung-tuong-vuong-thua-vu-235797-235797.html Ký ức về Trung tướng Vương Thừa Vũ span class mb author source TTTĐ span Tháng 10 1954 Tướng Vương Thừa Vũ 1910 1980 chỉ huy đại đoàn 308 đại đoàn quân tiên phong đầu tiên trở về tiếp quản Hà Nội Sinh ra tại đất Thanh Trì ông là Chủ tịch Ủy ban Quân chính đầu tiên của Thủ đô sau ngày giải phóng Trung tướng Nguyễn Bình - nhà quân sự tài năng, đức độ

Vị tướng tài ba của Thủ đô

Tại xã Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì, Hà Nội), chính quyền và Nhân dân đều tự hào khi nhắc đến Trung tướng Vương Thừa Vũ - người con của mảnh đất kiên trung này. Ông đã đi xa rất nhiều năm, hiện tại, chỉ còn một căn nhà 3 gian đơn sơ cổ kính gợi nhớ sự hiện diện của ông song mỗi người dân Vĩnh Quỳnh vẫn cảm thấy hãnh diện khi được sinh ra ở mảnh đất đã nuôi lớn vị Chủ tịch Ủy ban Quân chính đầu tiên của Thủ đô sau ngày giải phóng.

Đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô năm 1954 (Ảnh tư liệu)
Đoàn quân chiến thắng tiếp quản Thủ đô năm 1954 (Ảnh tư liệu)

Những cảm xúc trên có thể thấy rất rõ qua lời kể của anh Nguyễn Hữu Cường, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Vĩnh Quỳnh. Anh Cường nói rành rọt: “Tướng Vương Thừa Vũ tên thật là Nguyễn Văn Đồi. Gia cảnh bần hàn, ông theo cha bôn ba rày đây mai đó, thậm chí, lang bạt sang tận Trung Quốc kiếm sống.

Tại Trung Quốc, ông đã có những cuộc tiếp xúc đầu tiên và dần có cảm tình với những người cộng sản như Nguyễn Ái Quốc, Lê Thiết Hùng, Nguyễn Sơn... Thông qua những cuộc tiếp xúc với các lãnh tụ cách mạng, ông đã được giác ngộ lý tưởng và quyết chí đi theo lý tưởng giải phóng Tổ quốc, giải phóng dân tộc”.

Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt giam và năm 1942, bị đày tại trại giam Bá Vân (Thái Nguyên). Dù ở trong tù, ông vẫn nêu cao chí khí chiến đấu, không chịu khuất phục trước đòn roi tra tấn của quân thù. Tại đây, ông được những người cộng sản vận động và tham gia công tác binh vận, phụ trách huấn luyện quân sự trong tù.

Ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1943. Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương. Khi đó, ông đang bị giam tại Nghĩa Lộ (Yên Bái), cùng bạn tù phá ngục, sau đó dự định tổ chức bạo động giành chính quyền ở Nghĩa Lộ nhưng không thành. Ông buộc phải lẩn trốn sự truy bắt của địch - việc này lại dẫn đến chuyện ông mang tên Vương Thừa Vũ.

Trong cuốn “Những chặng đường chiến đấu”, chính ông đã ghi lại sự ra đời của cái tên Vương Thừa Vũ. Cụ thể, sau khi trốn thoát khỏi nhà tù Nghĩa Lộ tháng 3 năm 1945, ông lạc vào núi Pá Hu. Người trong bản tưởng ông là tay chân của Pháp nên bắt và định đem xử bắn. May thay, ông nghe và hiểu tiếng của người dân tộc.

Trước lúc bị hành hình, ông lắng nghe những người trong bản nói chuyện và biết rằng họ đều mang họ Vương. Do đó, khi được hỏi “mày họ gì”, ông buột miệng trả lời là họ Vương, cùng họ với người trong bản, nên được đón chào và giúp đỡ nuôi giấu một thời gian. Từ đó ông lấy tên là Vương Thừa Vũ để họat động cách mạng.

Luôn khắc sâu lời dạy của Bác Hồ

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, tướng Vương Thừa Vũ có rất nhiều dấu son đáng nhớ đối với lịch sử thành phố Hà Nội. Ông từng là Tư lệnh mặt trận Hà Nội, Đại đoàn trưởng đầu tiên tiếp quản Thủ Đô, và Chủ tịch Ủy ban Quân chính trong ngày giải phóng 10/10/1954.

Lật giở lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Quỳnh, anh Nguyễn Hữu Cường tiếp tục kể: “Khi Việt Minh giành chính quyền, ông được giao nhiệm vụ tiếp quản, phụ trách tổ chức và chỉ huy lực lượng Bảo an binh Hà Nội. Khi quân Pháp gây hấn tại Hà Nội, ông được cử giữ chức Khu trưởng Khu XI Hà Nội, sau đó đổi thành chỉ huy quân sự Khu II bảo vệ Hà Nội, Liên Khu phó Liên Khu 1.

Dự kiến quân Pháp sẽ nổ súng, Bộ Tư lệnh Quân đội quốc gia Việt Nam đã chỉ định ông làm Tư lệnh Mặt trận Hà Nội, chỉ huy việc phòng thủ và tấn công quân Pháp tại Thủ đô nhằm mục đích kéo dài có lợi, sau đó rút lui bảo toàn lực lượng. Ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, khi đã cầm chân được quân Pháp tại nội đô Hà Nội trong 2 tháng”.

Chiều 10/10/1954, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính cùng toàn quân làm lễ thượng kỳ tại Sân vận động Cột cờ Hà Nội, đánh dấu chính thức sự giải phóng của thành phố đầu não cả nước

Sau khi rút khỏi Hà Nội, ông được điều động về làm Khu bộ Phó Khu IV, dưới quyền Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, sau đó là Nguyễn Sơn. Cuối năm 1947, ông được giao nhiệm vụ làm Phân Khu trưởng Phân khu Bình Trị Thiên. Năm 1948, ông được phong quân hàm Đại tá trong đợt phong chính thức đầu tiên của Việt Nam.

Khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Pháp chuyển sang giai đoạn “chuẩn bị tổng phản công”, Đại đoàn đầu tiên của quân đội ta - Đại đoàn 308 được thành lập ở Thái Nguyên ngày 28/8/1949. Ông Vương Thừa Vũ được giao làm Đại đoàn Trưởng kiêm Chính ủy.

Đại đoàn 308 đã tham gia nhiều chiến dịch, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ. Những chiến công hiển hách của các đơn vị thuộc Đại đoàn “thép” gắn liền với tên tuổi của ông. Với những chiến công đó, ngày 28/9/1954, ông được thăng hàm Thiếu tướng.

Ngôi nhà giản dị của Tướng Vương Thừa Vũ tại huyện Thanh Trì

Tháng 10 năm 1954, Đại đoàn 308 - Đại đoàn quân tiên phong trở về tiếp quản Thủ đô. Tướng Vương Thừa Vũ vừa chỉ huy Đại đoàn, vừa giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội. Tinh mơ ngày 10/10/1954, hàng chục vạn người Hà Nội đã xuống đường, khắp phố phường rợp bóng cờ hoa, năm cửa ô đón chào đoàn quân trở về.

Chiều 10/10/1954, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính và bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính cùng toàn quân làm lễ thượng kỳ tại Sân vận động Cột cờ Hà Nội, đánh dấu chính thức sự giải phóng của thành phố đầu não cả nước.

Sinh thời, Trung tướng Vương Thừa Vũ đã kể lại không khí của ngày trở về ấy như sau: Riêng đối với Đại đoàn 308, Hồ Chủ tịch triệu tập cán bộ từ đại đội trở lên đến “đất Tổ”. Người dành cho một giờ học tập mà sử sách còn ghi mãi mãi: “Bác cháu ta gặp nhau ở đây tuy tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa các vua Hùng dựng nước, nay Bác cháu ta là những người giành lại đất nước”.

Con đường mang tên Vương Thừa Vũ
Con đường mang tên Vương Thừa Vũ

Bác nói về âm mưu và cuộc đấu tranh hiện nay của Nhân dân Hà Nội cũng như ở các vùng địch đang chuẩn bị rút; Về sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với nhiệm vụ lần này của Đại đoàn 308. Bác ân cần căn dặn: “Khi vào tiếp quản Thủ đô, các chú phải hết sức đề phòng những âm mưu mà kẻ thù của hòa bình sẽ dùng để phá hoại hàng ngũ chúng ta. Các chú phải luôn luôn giữ gìn phẩm chất cách mạng, cán bộ sống gương mẫu, giản dị, bộ đội phải kỷ luật nghiêm minh. Nếu ai cũng giữ vững lập trường cách mạng và làm đúng chính sách thì không sợ một kẻ thù nào cả”.

Đảng ủy và Bộ chỉ huy Đại đoàn xác định đây là một cuộc chiến đấu rất phức tạp giữa cách mạng và phản cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, ta quyết thắng và phải thắng trọn vẹn.

Khi ấy, Chỉ huy Vương Thừa Vũ đã đích thân giáo dục, nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ đề cao cảnh giác, tích cực rèn luyện giữ vững phẩm chất: “Trong chiến tranh anh đã anh dũng xông pha lửa đạn, không ngã trước viên đạn bằng đồng nhưng hãy cẩn thận trong hòa bình. Nếu không giữ được phẩm chất cách mạng, anh có thể “chết” vì những viên đạn bọc đường. Trước kẻ thù hung dữ, trang bị đến tận răng, anh có thể là một anh hùng nhưng đi vào một xã hội xa hoa, phù phiếm, nếu không giữ vững phẩm chất cách mạng chưa chắc anh đã có dũng khí vượt qua…”.

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/ky-uc-ve-trung-tuong-vuong-thua-vu-235797-235797.html Vũ Cường Tue, 10 Oct 2023 06:00:29 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-1-dac-san-van-hoa-thanh-nam-cham-hut-khach-235528.html Bài 1 Đặc sản văn hóa thành nam châm hút khách TTTĐ Đối với du khách lần đầu tới mảnh đất huyền thoại về quan Lang xứ Mường bầu không khí của bề dày văn hóa tại Hòa Bình đậm đặc đến mức gần như hữu hình có thể chạm tay vào được @font-face {font-family: 'Roboto';src: url('https://tacnghiep.tuoitrethudo.com.vn/modules/frontend/themes/tttd/tpl_article_template/tpl_emagazine/54/fonts/Roboto-Regular.ttf');} @font-face {font-family: 'Roboto-Thin';src: url('https://tacnghiep.tuoitrethudo.com.vn/modules/frontend/themes/tttd/tpl_article_template/tpl_emagazine/54/fonts/Roboto-Thin.ttf');} @font-face {font-family: 'Roboto-Bold';src: url('https://tacnghiep.tuoitrethudo.com.vn/modules/frontend/themes/tttd/tpl_article_template/tpl_emagazine/54/fonts/Roboto-Bold.ttf');} @font-face {font-family: 'Oswald';src: url('https://tacnghiep.tuoitrethudo.com.vn/modules/frontend/themes/tttd/tpl_article_template/tpl_emagazine/54/fonts/Oswald-Regular.ttf');} @font-face {font-family: 'Alfa Slab One';src: url('https://tacnghiep.tuoitrethudo.com.vn/modules/frontend/themes/tttd/tpl_article_template/tpl_emagazine/54/fonts/AlfaSlabOne-Regular.ttf');} #mastercms-emag{margin: 0;padding: 0;} .mastercms-emag-article * {margin: 0;padding: 0;max-width: 100%;} .mastercms-emag-article *, .mastercms-emag-article *:after, .mastercms-emag-article *:before{box-sizing: border-box;-moz-box-sizing: border-box;-webkit-box-sizing: border-box;} .mastercms-emag-article {font-family: 'Roboto', Arial, Helvetica, sans-serif;font-size: 16px;font-weight: 400;color: #333;line-height: 1.3;width: 100%;text-rendering: geometricPrecision;} .mastercms-emag-article h1,.mastercms-emag-article h2,.mastercms-emag-article h3,.mastercms-emag-article h4,.mastercms-emag-article h5,.mastercms-emag-article h6{font-family: 'Alfa Slab One', cursive, Arial, Helvetica, sans-serif;letter-spacing: 1px;text-transform: uppercase;text-align: center;width: 460px;margin: 40px auto 30px;line-height: 1.5;color: #333;} .mastercms-emag-article .mastercms-emag-article-title{width: 660px;margin: 50px auto 20px;font-size: 2.5rem;line-height: 1.2;color: #000;} .mastercms-emag-article .mastercms-emag-article-desc{font-family: 'Roboto-Bold', Arial, Helvetica, sans-serif;font-weight: bold;font-size: 1.25rem;width: 600px;text-align: center;margin: 20px auto 50px auto;} .mastercms-emag-article .mastercms-emag-article-desc p{text-align: inherit;} .mastercms-emag-article h2{font-size: 1.75rem;} .mastercms-emag-article h3{font-size: 1.5rem;} .mastercms-emag-article h4{font-size: 1.25rem;} .mastercms-emag-article table[align="center"]{margin: 20px auto;} .mastercms-emag-article table img{display: block;} .mastercms-emag-article p {font-size: 1.25rem;line-height: 1.5;margin-bottom: 20px;text-align: justify;} .mastercms-emag-article h2.cap-lefter + table p:first-child::first-letter {font-size: 3.25rem;line-height: 1;display: block;float: left;margin-top: 3px!important;margin-right: 10px;padding: 0 0px 5px 0px;font-weight: bold;} .mastercms-emag-article table.image-block{width: 1280px;margin: -2px auto 0 !important;padding: 0;border-collapse: separate;} .mastercms-emag-article table.image-block td img{width: 100%;vertical-align: middle;} .mastercms-emag-article table.image-block tr:nth-child(even) td {padding: 5px 10px;color: #999;text-align: center;background: #f1f1f1;} .mastercms-emag-article table.image-block.img-grid td{vertical-align: top;} .mastercms-emag-article table.image-block.img-x2 td{width: 50%;} .mastercms-emag-article table.image-block.img-x3 td{width: 33.3333%;} .mastercms-emag-article table.image-block.img-x4 td{width: 25%;} .mastercms-emag-article table.image-block.img-grid figure{position: relative;width: 100%;display: block;overflow: hidden;margin: 0;} .mastercms-emag-article table.image-block.img-grid figure:before{content: "";display: block;padding-top: 66.66667%;} .mastercms-emag-article table.image-block.img-grid.portrait figure:before{padding-top: 150%;} .mastercms-emag-article table.image-block.img-grid figure img{position: absolute;top: 0;left: 0;width: 100%;min-height: 100%;object-fit: cover;} /* quote */ .mastercms-emag-article table.quote{font-family: 'Oswald', sans-serif;border-top: 2px solid #999;border-bottom: 2px solid #999;font-size: 1.75rem;color: #999;position: relative;margin: 50px auto 40px;width: 400px;} .mastercms-emag-article table.quote td{padding: 40px 0 10px 0;} .mastercms-emag-article .quote p{font-size: inherit;color: inherit;} .mastercms-emag-article .quote-img{position: absolute;left: calc(50% - 37.5px);top: -34px;} .mastercms-emag-article .quote::before{content: '';display: block;width: 75px;height: 60px;position: absolute;left: calc(50% - 37.5px);top: -34px;background: url(https://tacnghiep.tuoitrethudo.com.vn/modules/frontend/themes/tttd/tpl_article_template/tpl_emagazine/54/data/quote-ico.png) 0 0 no-repeat;} /* video nhúng trực tiếp từ Youtube */ .mastercms-emag-article .MASTERCMS_MEDIA_BOX.oembed-provider-youtube {width: 100%;height: 0;padding-top: 56.25%;position: relative;} .mastercms-emag-article .MASTERCMS_MEDIA_BOX.oembed-provider-youtube iframe{position: absolute;width: 100%;height: 100%;top: 0;left: 0;} /* phablet & tablet */ @media screen and (max-width: 1299px) { .mastercms-emag-article table.image-block{width: 80%!important;} } @media screen and (max-width: 1000px) { .mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 80%!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table.quote[align="center"]{width: 50%!important;} } @media screen and (max-width: 800px) { .mastercms-emag-article h1, .mastercms-emag-article h2, .mastercms-emag-article h3, .mastercms-emag-article h4, .mastercms-emag-article h5, .mastercms-emag-article h6,.mastercms-emag-article table.quote[align="center"]{width: 60%!important;} .mastercms-emag-article .mastercms-emag-article-desc,.mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 80%!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} } @media screen and (max-width: 600px){ .mastercms-emag-article h1, .mastercms-emag-article h2, .mastercms-emag-article h3, .mastercms-emag-article h4, .mastercms-emag-article h5, .mastercms-emag-article h6{width: 90%!important;} .mastercms-emag-article .mastercms-emag-article-desc,.mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 90%!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} } @media screen and (max-width: 480px) { .mastercms-emag-article .mastercms-emag-article-desc,.mastercms-emag-article table[align="center"]{width: 90%!important;} .mastercms-emag-article table[style="width: 100%;"]{width: 100%!important;} .mastercms-emag-article table.quote[align="center"]{width: 80%!important;} }

Bếp ăn, chốn ngủ và men say ở lưng trời Tây Bắc

Bài 1: Đặc sản văn hóa thành “nam châm” hút khách

Đối với du khách lần đầu tới mảnh đất huyền thoại về quan Lang xứ Mường, bầu không khí của bề dày văn hoá tại Hòa Bình đậm đặc đến mức gần như hữu hình, có thể chạm tay vào được. Từ diễn xướng “mặt mẻ” huyền bí trong đám tang đến điệu nhảy sạp màu sắc sặc sỡ trên sân khấu, di sản văn hoá hiện hữu khắp nơi, trở thành sức hút mê mải đối với khách phương xa.

“Các tỉnh phía Tây Bắc – trong đó có tỉnh Hoà Bình – phấn đấu trở thành bếp ăn, chỗ ngủ cho du khách từ Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành trong cả nước” – câu nói của ông Hà Văn Thắng (Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Hoà Bình) có lẽ khái quát khá đầy đủ về mục tiêu, tham vọng của ngành du lịch tại những địa phương dọc quốc lộ 6 xinh đẹp, mộng mơ, kỳ vỹ. Bên cạnh “món quà của trời” là cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, tỉnh Hoà Bình đang khéo léo và ân cần mang tới cho du khách “đặc sản văn hóa” từ trầm tích ngàn năm. Tuy nhiên, đối diện với nỗi lo sợ “hòa tan” các giá trị truyền thống, nhiều chuyên gia cho rằng việc đầu tư vào phát triển con người sẽ là chìa khóa để Hòa Bình đảm bảo gìn giữ được những yếu tố văn hóa cốt lõi, đồng thời thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh chóng, bền vững.

Thung lũng trong mây

Thủ đô Hà Nội và tỉnh Hòa Bình hiện nay kết nối bằng hệ thống thống đường cao tốc rộng thênh thang. Thành ra, xuất phát từ Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội) tới thủ phủ của thành phố Hòa Bình vỏn vẹn một giờ đồng hồ. Xe chạy êm ru trên con đường quốc lộ 6 huyền thoại, bên ngoài là núi đồi trập trùng xanh ngằn ngặt tựa như những bàn tay vươn lên trời xa.

Bài 1: “Đặc sản văn hoá” trở thành “nam châm” hút khách
Vẻ đẹp như thần thoại tại Lũng Vân

Bất chợt, qua thị trấn Mường Khến một đoạn ngắn, xe chuyển hướng rẽ phải, tiếng lốp rít xuống mặt đường kèn kẹt, báo hiệu vào đoạn đường khó.

Đây là chúng tôi bắt đầu hành trình vào Lũng Vân (huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình). Từ Địch Giáo nhìn theo hướng con đèo Dốc Mùn ngoằn ngoèo, dốc đứng lên những ngọn núi đang chìm trong biển mây. Ấy là Lũng Vân, với những bản Mường nhà sàn treo lưng chừng núi vây lấy lòng chảo mây ngàn.

Tiếng chị Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng Văn hoá thông tin huyện Tân Lạc vang vang: “Bao quanh bởi núi Trâu, núi Có, núi Tiên, thắng cảnh Lũng Vân được mệnh danh là nóc nhà xứ Mường, hay tiên cảnh xứ Mường. Lũng Vân là tên một xã, nhưng thực ra, nó đại diện cho cả xứ Mường Bi giữa đại ngàn Pù Luông, gồm mấy xã xung quanh, nhỏ bé, lẩn khuất dưới những mây mờ thung lũng, khe núi”.

Lũng Vân là đỉnh cao nhất của khu vực Mường Bi - đứng đầu trong 4 mường lừng danh là Bi, Vang, Thàng, Động.

Xứ Mường Hòa Bình có câu “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” nói lên rằng, Mường Bi là vùng đất giàu có nhất xứ Mường. Lũng Vân là nóc nhà của xứ Mường Bi, vì thế, đó cũng là nơi cội nguồn của xứ Mường đậm đà bản sắc văn hóa.

Bài 1: “Đặc sản văn hoá” trở thành “nam châm” hút khách
Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, kỳ thú của Hoà Bình

Truyền thuyết kể rằng, tại vùng núi non, nơi những bản làng đang sống yên bình, có cơn đại hồng thủy tràn đến. Bản làng bị cuốn trôi, ngàn người mất tích trong dòng nước bạc. Có đôi vợ chồng bám vào được một thân cây chìm nổi giữa sóng, lênh đênh nhiều ngày.

Gốc cây lớn đó vướng vào cành cây cổ thụ khổng lồ, người Mường gọi là cây Bi. Cây Bi quá lớn, rễ khổng lồ cắm sâu vào lòng núi, nên vững vàng giữa đại hồng thủy.

Khi nước rút, bản làng bị cuốn trôi sạch, chẳng còn cây gì, nên cặp vợ chồng dựng lều ở dưới gốc cây Bi, san đất làm ruộng, phát rừng làm nương, sinh con đẻ cái. Nhớ ơn cứu mạng, cặp vợ chồng lấy tên cây đặt cho tên mường, nên có vùng Mường Bi từ đó.

Đêm say ở xóm Chiến

Lần này, đến với Lũng Vân, không thấy bóng dáng cây Bi trong truyền thuyết. Chỉ có cây vải to lớn lừng lững, tán cây che cả một góc trời ở xóm Chiến.

Bài 1: “Đặc sản văn hoá” trở thành “nam châm” hút khách

Ông chủ của cây vải tổ này là anh Hà Văn Thạn. Anh Thạn cũng là chủ của homestay có tên Hải Thạn, là một trong 3 homestay duy nhất ở cả thung lũng mây mù Lũng Vân.

Hồi làm cái cổng, tiện có thước dây liền lấy ra đo thân cây, tính được đường kính của nó tới 1,7m. Phần thân trên cao, cây bạnh ra, đường kính to hơn, đến 2m, rồi chia ra làm hai cành khổng lồ, mỗi cành đường kính cũng tới 1m, bằng một đại thụ trong rừng. Hai cái cành đó, thẳng đuột, cao vút lên trời.

Bài 1: “Đặc sản văn hoá” trở thành “nam châm” hút khách
Nhịp sống bình yên ở xóm Chiến
Bài 1: “Đặc sản văn hoá” trở thành “nam châm” hút khách
Bài 1: “Đặc sản văn hoá” trở thành “nam châm” hút khách
Các cô giáo mầm non biểu diễn văn nghệ Điệu múa "mặt mẻ" huyền bí

Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi chú ý không phải là cây vải khổng lồ, hay những đệm thổ cẩm được chủ nhà tẩn mẩn bày biện bắt mắt. Ấn tượng đọng lại mãi trong lòng du khách có lẽ là sự nguyên sơ của cảnh vật, sự gần gũi của người dân, sự ân cần của chủ nhà. À, đây mới là cuộc sống thật sự của đồng bào!

Tối hôm đó, trăng cuối tháng mỏng như cánh ve treo trên nền trời tím thẫm, trời lạnh, trong không khí lẩn khuẩn mùi gia súc. Bà con trong bản lục tục tề tụ về căn nhà sàn của anh Hà Văn Thạn.

Họ uống thứ nước màu nâu đỏ được nấu từ rễ cây rừng và tán gẫu rôm rả với khách phương xa. Ông chủ nhà "biến mất" trong bếp – một lát sau, tiếng băm chặt rộn ràng, cộng với mùi thơm ngào ngạt của đồ ăn đã đánh thức tiếng lòng của tất cả mọi người.

Ông chủ Hà Văn Thạn là đầu bếp chính, cũng là tay nhậu cừ khôi. Vì thế, bữa rượu càng lúc càng đậm, men say mỗi lúc thêm nồng.

Lát sau, ông Hà Văn Quang lật đật chạy đến. “Bữa nay, lùa trâu ăn xa quá” - người đàn ông cao gầy kéo vội ống quần nâu, cười cười giải thích.

Ít lâu sau đó, các cô giáo mầm non Hà Thị Thêu, Hà Thị Tiêu và cháu Bùi Thị Hồng Hoa lần lượt tề tựu. Những chiếc áo xanh, áo đỏ làm họ nổi bật như những bông hoa nở trong hương rừng.

“Đội văn nghệ của thôn đấy” - anh Hà Văn Thạn như hiểu được sự thắc mắc của khách, hỉ hả lên tiếng giới thiệu.

Mấy năm vừa qua, từ khi du lịch manh nha phát triển ở xóm Chiến, những “cây văn nghệ” tập hợp với nhau thành một đội biểu diễn. Hàng ngày, họ vẫn chăn trâu, dạy học và đến trường. Khi được mời, họ vội vã cất trâu, gác phấn, xếp sách vở để chung vui với du khách.

Các tiết mục được đưa lên sân khấu hoàn toàn là những bài biểu diễn truyền từ đời này sang đời khác - họ diễn ca hồn nhiên bởi tất cả đã ngấm vào máu thịt từ tấm bé. Vì thế, chúng tôi dường như có thể chạm vào văn hoá của dân tộc Mường.

Bên cạnh điệu múa mừng lúa mới, mừng nước hay ru con, người viết kinh ngạc khi đoàn văn nghệ đưa lên sân khấu điệu múa “mặt mẻ” lạ lùng, huyền bí. Người đàn ông khoác áo thụng, đeo mặt nạ đen, nhảy nhót trên gót chân theo những tư thế kỳ dị, theo sau là cả đoàn người phụ hoạ khiến cho bầu không khí như trở về từ cõi u minh.

Bài 1: “Đặc sản văn hoá” trở thành “nam châm” hút khách
Những bông hoa của núi rừng

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, NSƯT Bùi Chí Thanh từng viết: “Cũng như nhiều dân tộc khác, người Mường sử dụng múa như một hình thức để giao tiếp với tổ tiên. Trước hết, họ sử dụng múa như một nghi thức để tế lễ lên tổ tiên, đây là một hành vi tín ngưỡng linh thiêng của người sống đối với người quá cố và chính tổ tiên của mình.

Họ coi múa là cơ hội để con cháu, họ hàng được tiếp xúc với tổ tiên, gặp lại tổ tiên, gặp lại những người thân mà họ từng gắn bó. Chính vì thế ở góc độ này, múa được sử dụng như một hình thức để trò chuyện với tổ tiên. Điều này được thể hiện rõ nhất trong điệu múa mặt mẻ”.

Trải nghiệm văn hoá độc đáo này, cộng với những bình rượu cần cứ vơi lại đầy thực sự là khiến người viết hoà tan vào đời sống của đồng bào. Có lẽ, du lịch cộng đồng tròn vẹn nhất cũng chỉ đến thế!

Mảnh đất sử thi

Là vùng đất cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội - tỉnh Hòa Bình được coi là cái nôi của người Mường cổ, với nền nét văn hóa Hòa Bình đặc sắc.

Tận dụng lợi thế từ trầm tích văn hoá, tỉnh Hòa Bình đã và đang triển khai ngành du lịch - tập trung vào du lịch cộng đồng - hết sức hiệu quả, đáng nể.

Đã từng khảo sát đến những vùng đất xa xôi nhất của tỉnh Hoà Bình, ông Bùi Xuân Trường - Phó Giám đốc sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình) liệt kê rất rành rọt, hiện nay, Hòa Bình đang có 786 di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, tiếng nói, chữ viết là 10, ngữ văn dân gian là 154, nghệ thuật trình diễn dân gian là 171, tập quán xã hội là 113, nghề thủ công truyền thống là 26, tri thức dân gian là 268. Di sản văn hóa vật thể tại bảo tàng tỉnh Hòa Bình đang lưu giữ 18.003 hiện vật.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 105 di tích lịch sử, di tích văn hóa được xếp hạng (41 di tích cấp quốc gia, 64 di tích cấp tỉnh) và gần 300 di tích chưa xếp hạng.

Đặc biệt, cái nôi văn hóa của người Việt cổ giờ đây được in đậm trong các quần thể di tích có giá trị khảo cổ như hang Ma (Tân Lạc), hang Giỗ, hang xóm Trại (Lạc Sơn), hang Chổ (Lương Sơn)…

Bài 1: Đặc sản văn hóa thành “nam châm” hút khách

Vẻ đẹp rực rỡ, huyền áo của đền Thác Bờ - tỉnh Hoà Bình

Cùng với người Mường, người Thái, Tày, Dao, Mông… trong tỉnh Hòa Bình sống xen kẽ, hòa hợp với nhau đã tạo nên sự phong phú và đặc sắc của các giá trị văn hóa. Mỗi dân tộc trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đều có những bản sắc riêng biệt. Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ được khá đa dạng và phong phú.

Trong đời sống văn hóa, đồng đảo vẫn lưu giữ được những nét cơ bản trong phong tục tập quản, tín ngưỡng của dân tộc mình; cùng với bảo tồn và lưu giữ những giá trị di sản về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục... Chính điều đó đã tạo nên sự đa văn hóa và sức hấp dẫn riêng... cho Hòa Bình.

Ngoài ra, giá trị văn hóa được ẩn chứa trong các phong tục, tập quán, lễ hội. Các lễ hội văn hóa đậm đà bản sắc như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), lễ hội chùa Tiên (Lạc Thủy), lễ hội chùa Hang (Yên Thủy), lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Mường, lễ hội Cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao... được tổ chức đều đặn hàng năm để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, hướng về nguồn cội đã làm thỏa mãn những du khách đam mê khám phá các giá trị cổ truyền.

Cùng với các lễ hội, nhiều di tích văn hóa tín ngưỡng được các cấp bảo tồn và phát huy với nhiều hình thức: Sưu tầm các di vật, cổ vật trên địa bàn; khơi dậy các sản phẩm du lịch độc đáo nhạc cụ cồng chiêng của người Mường.

“Đây là tiềm năng lớn có vai trò quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển sự nghiệp văn hóa của tỉnh”, ông Bùi Xuân Trường bày tỏ.

Trong những năm gần đây, du lịch cộng đồng đang dần trở thành trụ cột được Hòa Bình khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp đầu tư, khai thác.

Loại hình này mang lại nhiều lợi ích trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế bền vững, tạo thêm việc làm và cải thiện, nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc bản địa. Đồng thời, du lịch cộng đồng cũng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn, phát huy những nét văn hóa độc đáo của các dân tộc.

Ông Bùi Xuân Trường - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết, trong cơ cấu thu từ khách du lịch cộng đồng của tỉnh, khách quốc tế đóng góp 1/3. Doanh thu từ dịch vụ bán hàng ăn uống, cho thuê phòng chiếm tỷ trọng cao nhất (70%), số thu từ các dịch vụ còn lại chiếm 30%.

(Còn nữa)

Bài : Phạm Việt KHoa

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/bai-1-dac-san-van-hoa-thanh-nam-cham-hut-khach-235528.html Phạm Việt Khoa Tue, 10 Oct 2023 02:00:19 +0700
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-voi-truong-sa-va-trach-nhiem-cua-luc-luong-vu-trang-thu-do-234260.html Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô span class mb author source TTTĐ span Những năm qua Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển đảo bằng nhiều hình thức thiết thực hiệu quả Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm người chiến sĩ Tuổi trẻ và trách nhiệm với Trường Sa
các đơn vị gửi quả tặng Đảo
Các đơn vị gửi quả tặng

Thực hiện Nghị quyết 36, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Hướng dẫn số 258-HD/BTGTU, ngày 10/2/2023 của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Hướng dẫn số 291/HD-CT, ngày 17/2/2023 của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam về công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2023, những năm qua, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả.

Cảnh giác
Cảnh giác

Nổi bật là những hoạt động như: Tọa đàm, giao lưu, thi tìm hiểu; Tuyên truyền trên sách, báo; Thông tin tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, Bảo tàng Chiến thắng B-52 triển lãm chuyên đề và triển lãm lưu động…

chăm sóc cảnh quan trên đảo
Làm đẹp cảnh quan trên đảo

Các hoạt động nhằm góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô về vị trí vai trò chiến lược của biển, đảo nước ta; Lan tỏa sâu rộng để thấy được những hy sinh, cống hiến, những khó khăn vất vả và tinh thần kiên cường vươn lên trong mọi hoàn cảnh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân trên các đảo và Nhà giàn DK1.

chăm sóc cảnh quan trên đảo
Chăm sóc rau xanh

Từ đó, mỗi tập thể, cá nhân thấy rõ trách nhiệm, hành động cụ thể của mỗi cá nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ biển, đảo Việt Nam.

Chờ đoàn công tác đến đảo
Chờ đoàn công tác đến đảo

Tháng 9 năm 2023, Bộ Tư lệnh Thủ đô đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị mở đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng tuyên truyền biển, đảo trong toàn bộ lực lượng vũ trang Thủ đô.

Động viên công nhân lao động
Động viên công nhân lao động

Đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị trực thuộc đã tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô”.

Dọn vệ sinh trên đảo

Các buổi tọa đàm đã thu hút cán bộ, chiến sĩ, các tổ chức và đông đảo Nhân dân tham gia.

Cán bộ chiến sĩ đảo Song Tử Tây
Cán bộ chiến sĩ đảo Song Tử Tây

Thông qua đó, hoạt động này đã góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, xây dựng ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Nhân dân và lực lượng vũ trang góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển, đảo chống phá cách mạng Việt Nam.

Giao lưu văn nghệ trên đảo
Giao lưu văn nghệ trên đảo

Ngày 22/9/2023, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu “Hà Nội với Trường Sa và trách nhiệm của lực lượng vũ trang Thủ đô”.

huấn luyện, SSCĐ trên đảo
Huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên đảo

Buổi giao lưu, tọa đàm được tổ chức tại Bộ Tư lệnh Thủ đô và truyền dẫn xuống 32 điểm cầu ở các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh.

Hướng dẫn tầu đến đảo
Hướng dẫn tầu đến đảo

Khách mời là những cán bộ đã công tác trên quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1, cán bộ sĩ quan trẻ, đại diện đoàn viên thanh niên và gia đình của các chiến sĩ đang công tác trên các đảo như: Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân; Đại tá Đào Văn Nhận, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô; Ông Đỗ Trọng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Đống Đa; Đồng chí Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn; Ông Hoàng Bùi Hải, nhân chứng lịch sử; Chị Phạm Thị Quyên, giáo viên Trường Mầm non Dịch Vọng Hậu…).

Hơi ấm đất liền
Hơi ấm đất liền
Lưu luyến chia tay
Lưu luyến chia tay

Tổng hợp kết quả các đoàn công tác của thành phố Hà Nội đi thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa, cán bộ, chiến sỹ Nhà giàn DK1 từ năm 2009-2023

Với tinh thần cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước và quán triệt sâu sắc Chủ trương của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô về biển đảo Việt Nam. Những năm qua, thành phố Hà Nội đã quan tâm, tổ chức các đoàn đại biểu lãnh đạo thành phố và cán bộ, Nhân dân các địa phương đi thăm, động viên, tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa, cán bộ, chiến sỹ Nhà giàn DK1, Lữ đoàn 146, Lữ đoàn 162, Lữ đoàn tàu ngầm 189, tàu ngầm 182 Hà Nội (Quân chủng Hải quân) góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phút giải lao
Phút giải lao

Từ năm 2009 đến năm 2023, Bộ Tư lệnh Thủ đô chủ trì tham mưu với thành phố tổ chức 13 đoàn công tác với 1.130 đại biểu là lãnh đạo thành phố, các cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp và cán bộ, Nhân dân Thủ đô đi thăm, động viên, tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa, cán bộ, chiến sỹ Nhà giàn DK1.

Hà Nội đã hỗ trợ xây dựng công trình Nhà khách Thủ đô tại đảo Trường Sa Lớn (khởi công tháng 4/2009, khánh thành tháng 4/2010) và 10 Nhà văn hóa Đa năng tại các đảo (Song Tử Tây, Tốc Tan B, Tiên Nữ, Len Đao, Đá Thị, Đá Đông A, Núi Le B, Thuyền Chài A, Đá Đông C, Đá Đông B) tổng trị giá 419,4 tỷ đồng; Hỗ trợ đóng 3 xuồng CV, CQ trị giá 28,5 tỷ đồng; Tặng quà quân, dân huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 trên 26,1 tỷ đồng.

Sức sống Trường Sa
Sức sống Trường Sa

Riêng năm 2020, do đại dịch COVID-19 diễn ra hết sức phức tạp nên thành phố không tổ chức đoàn đại biểu đi thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa song vẫn giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố phát động các tầng lớp Nhân dân Thủ đô ủng hộ “Quỹ Vì biển đảo Việt Nam” được trên 40 tỷ đồng và đã tổ chức đoàn đại biểu xuống Bộ Tư lệnh Hải quân trao tặng 38 tỷ đồng để xây tặng công trình Nhà văn hóa đa năng theo đề nghị của Bộ tư lệnh Hải quân.

Hỗ trợ Chương trình “Góp đá xây Trường Sa” 873.600.000 đồng.

Thăm, tặng quà các cơ quan, đơn vị Lữ đoàn 146, Lữ đoàn 162, Lữ đoàn tàu ngầm 189, tàu ngầm 182 Hà Nội thuộc Quân chủng Hải quân trên 23 tỷ đồng

Tuần tra trên đảo
Tuần tra trên đảo

Ngoài tặng các công trình, các trang thiết bị, thành phố và các địa phương còn gửi tặng trên 50 tấn quà là các đặc sản truyền thống của các làng quê của Thủ đô như: Phở Hà Nội, bánh chưng Thanh Trì, giò chả Thanh Oai, cốm làng Vòng, rau củ quả Mê Linh, chè lam, kẹo lạc, bưởi Diễn, khăn mặt Mỹ Đức, gốm sứ Bát Tràng trị giá trên 30 tỷ đồng; Tặng các trang bị bao gồm: Máy bơm chống ngập, máy phát điện, quạt tích điện, máy tính đồng bộ, ti vi, đầu thu VTC, tăng âm, bộ karaoke, bồn đựng nước Sơn Hà, Tân á Đại Thành, bình lọc nước chạy điện… phục vụ đời sống sinh hoạt và làm việc của bộ đội trên đảo và Nhà giàn DK1; Tặng 12 máy lọc nước biển thành nước ngọt.

]]>
https://cdn.tuoitrethudo.com.vn/ha-noi-voi-truong-sa-va-trach-nhiem-cua-luc-luong-vu-trang-thu-do-234260.html Vũ Hiển Thu, 21 Sep 2023 08:30:31 +0700