Thứ năm 30/11/2023 05:14 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Thầy giáo mầm non gắn bó nghề bằng lòng yêu trẻ

Giáo dục -
In bài viết

TTTĐ - Trong 200 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tuyên dương có 31 cán bộ, giáo viên mầm non. Trong số ấy, có duy nhất một thầy giáo mầm non ở Thanh Hóa.

Hà Nội tăng 10% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trong 2 năm Tỉ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở Hà Nội chiếm 78,8% Giáo dục là thắp sáng một ngọn lửa

Cả huyện chỉ có một thầy giáo mầm non

Đó là Hà Văn Thạo, giáo viên trường Mầm non Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Cơ duyên đến với nghề của thầy Thạo bắt đầu từ năm 2016, khi chàng thanh niên đầy hoài bão, nhiệt huyết ghi tên đăng ký học trung cấp mầm non.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trao bằng khen cho thầy giáo Hà Văn Thạo
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trao bằng khen cho thầy giáo Hà Văn Thạo

Thầy Thạo tâm sự: "Sau khi tốt nghiệp trung cấp, tôi được phân công về dạy tại một điểm trường cách nhà gần 10 cây số. Cả trường, thậm chí cả huyện Mường Lát chỉ có duy nhất một thầy giáo mầm non.

Những ngày đầu đến lớp, nhìn thấy trường toàn đồng nghiệp nữ, lúc đó tôi cũng thấy thoáng chút ngượng ngùng. Phụ huynh đưa con đến lớp cũng ngạc nhiên vì chưa thấy thầy giáo mầm non bao giờ. Tuy nhiên vì yêu nghề, mến trẻ rồi cũng quen và gắn bó với công việc nên cũng trở nên bình thường".

Pù Nhi là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa với 6 dân tộc sinh sống. Do điều kiện kinh tế khó khăn với nhiều tập tục lạc hậu, những năm trước, nhiều gia đình có con ở độ tuổi mẫu giáo 5 tuổi vẫn ngại đưa con ra lớp.

Được giao vận động học sinh ra lớp, thầy Thạo đã không ngại khó, ngại khổ, tìm đến từng nhà để thuyết phục cha mẹ đưa trẻ đi học. Hiện Pù Nhi đang trên đà xây dựng Nông thôn mới, xã đã đạt tỷ lệ 100% trẻ 5 tuổi được phổ cập giáo dục mầm non trong đó có công sức đóng góp không nhỏ của thầy Thạo.

"Công việc của giáo viên mầm non với nam giới cũng có nhiều chuyện vui. Trong lớp học, trẻ còn nhỏ học lớp dưới là cô giáo, lên lớp trên tôi dạy, một em gọi "cô" là cả lớp cũng gọi "cô" theo bởi các em đã quen với các cô mầm non. Dần dần, tôi tiếp xúc, làm quen, chuyện trò với học sinh; dạy các con nhiều bài học hay, bài hát mới; thường xuyên hướng dẫn các con những trò chơi thú vị… Bậc mầm non trẻ học bán trú nên chỉ ít lâu, các con đã quen thuộc, quý mến và gọi tôi là “thầy giáo”, thầy Thạo kể.

Dành trọn tình yêu với nghề

Cũng có những lúc suy tư về nghề giáo viên mầm non của mình nhưng suy nghĩ kỹ thầy Thạo nhận thấy nam giới thì cũng là giáo viên, cũng như các nghề khác. Vấn đề là mình yêu nghề, mến trẻ, xác định tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng quyết tâm, học hỏi, trau dồi, cập nhật kiến thức thường xuyên thì sớm muộn học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh cũng ghi nhận, quý trọng mình. "Xác định điều đó, tôi đã tích cực đổi thay chính mình, nỗ lực phấn đấu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ chất lượng nhất có thể", thầy Hà Văn Thạo nói.

Tình yêu nghề và lòng mến trẻ đã thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết của thầy giáo. Được phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi với 20 học sinh trong lớp, thầy Thạo đặc biệt quan tâm đến giáo dục STEM vì thấy đây là cách giúp trẻ được hoạt động nhiều hơn để phát triển phẩm chất, năng lực. Thầy và các giáo viên trong trường đang tích cực tìm hiểu kỹ về giáo dục STEM để đẩy mạnh thực hiện trong các hoạt động dạy học.

"Tôi đã cùng phụ huynh lập nhóm zalo chung, thường xuyên cập nhật thông tin, hình ảnh của các con để bố mẹ được biết. Bản thân là người dân tộc Thái lại tham gia giảng dạy học sinh đến từ 6 dân tộc khác nhau, có học sinh chưa sõi tiếng Kinh, nên tôi chủ động học nhiều thứ tiếng dân tộc để giao tiếp được với các con. Với trẻ mầm non việc dạy kiến thức, gắn với giáo dục việc bảo tồn và phát huy văn hóa của các dân tộc, lại rất ý nghĩa và hiệu quả vì đây là bậc học đầu đời, những hiểu biết này sẽ theo các em cả cuộc đời".

Sau gần 7 năm gắn bó với nghề giáo viên mầm non, thầy Hà Văn Thạo đã có sáng kiến kinh nghiệm đạt loại C (năm 2019) và loại A (năm 2022), giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh (năm học 2022 - 2023), nhiều lần được khen thưởng vì có thành tích tiêu biểu, nổi trội, xuất sắc về hoạt động đoàn thể, xã hội, phục vụ cộng đồng; cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

Ngọc Minh
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Niềm vui mới ở những ngôi trường vùng cao

Niềm vui mới ở những ngôi trường vùng cao

TTTĐ - Ngày 28/11, thầy và trò Trường PTDTBT TH&THCS Mồ Dề và điểm trường Màng Mủ (huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) đã đón niềm vui mới với sân chơi, bàn ghế học sinh và học bổng đến từ báo Tuổi trẻ Thủ đô và Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Yên Bái.
Đổi mới giáo dục, đào tạo cần gắn với yêu cầu của xã hội

Đổi mới giáo dục, đào tạo cần gắn với yêu cầu của xã hội

TTTĐ - Chiều 28/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng các bộ, ngành liên quan, một số địa phương về tình hình triển khai nhiệm vụ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tin khác
[Xem thêm]
Khánh thành sân chơi tặng học trò vùng cao

Khánh thành sân chơi tặng học trò vùng cao

TTTĐ - Sáng 28/11, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Yên Bái trao học bổng cho các học sinh Trường PTDTBT TH&THCS Mồ Dề; đồng thời, khánh thành, bàn giao sân chơi tại điểm trường Màng Mủ, trường Mầm non Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải.
Trường học chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy

Trường học chung tay đẩy lùi tệ nạn ma túy

TTTĐ - Ngày 27/11, tại Nam Định, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an phối hợp với Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cuộc thi “Trường học không ma tuý” với sự tham gia của trường THCS Phùng Chí Kiên (thành phố Nam Định), THCS Nguyễn Hiền (huyện Nam Trực) và THCS Giao Tiến (huyện Giao Thủy).
Xem phiên bản di động